Vi vu với xe bay

Ý tưởng thiết kế một chiếc xe bay đã xuất hiện từ lâu, nhưng việc sử dụng thiết bị này để chu du từ Anh tới châu Phi là hoàn toàn mới. 

Theo BBC, vào ngày 14.1, nhà mạo hiểm người Anh Neil Laughton sẽ bắt đầu cuộc hành trình dài 6.400 km từ London tới thành phố Timbuktu ở Mali. Phương tiện di chuyển của cựu sĩ quan biệt kích dù này là Skycar (xe trời), một thiết bị vừa có khả năng bay vừa có thể chạy như xe hơi. Bắt đầu hành trình từ London, Skycar sẽ chạy trên đường như một chiếc xe địa hình bình thường rồi sau đó bốc lên trời để bay qua eo biển Manche (chặng bay này có thể bị hủy do sự phản đối của giới chức hàng không dân dụng).

Tiếp đó, chiếc Skycar sẽ “nhảy cóc” - tức lúc bay lúc chạy – qua vùng núi Pyrenees ở gần Andorra rồi sau đó bay qua eo biển Gibraltar rộng 14 km, nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, để tới châu Phi. Hành trình của Laughton sẽ tiếp tục với các màn bay lượn qua dãy núi Atlas ở Ma-rốc rồi sau đó tiếp tục xuyên qua sa mạc Sahara để đến Mali.

Skycar là sản phẩm của nhà sáng chế 29 tuổi Gilo Cardozo, người sẽ làm bạn đồng hành với Laughton trong chuyến đi sắp tới. Thiết bị này gồm một chiếc ô tô có gắn một cánh quạt lớn và một chiếc dù lượn. Khi đạt tốc độ tối thiểu 45 km và dù được bung ra thì xe có thể cất cánh. Xe sử dụng động cơ 1.000 cc, 4 xi-lanh. Skycar có tầm bay 300 km, tốc độ bay tối đa là 110 km/giờ và tốc độ chạy tối đa là 180 km/giờ. Chiếc xe nặng tổng cộng 480 kg này có thể đạt tới độ cao 900m. Chi phí để sản xuất một chiếc Skycar vào khoảng 76.000 USD.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video