Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý có những triệu chứng rất khó chịu cũng như khả năng biến chứng phức tạp. Vì vậy mọi người cần nắm rõ các dấu hiệu đặc trưng khi bị đau đại tràng nói chung để có thể khám chữa và phòng tránh bệnh một cách kịp thời.
Những điều cần biết về bệnh viêm đại tràng
Tìm hiểu về viêm đại tràng
Viêm đại tràng là gì? Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ có xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, thậm chí hình thành những ổ áp xe ở đại tràng. Viêm đại tràng kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng
Nhiễm khuẩn đường ruột
Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm. Các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.
Tình trạng táo bón kéo dài
Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Một số bệnh lý về đường ruột
Các bệnh lý như: thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột, … cũng có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng.
Tác dụng phụ của thuốc tây
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa. Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.
Sự khác biệt giữa đại tràng khỏe mạnh và đại tràng bị viêm.
Nhiễm độc
Viêm đại tràng cấp cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ, …
Tâm lý căng thẳng
Những người thường xuyên chịu áp lực công việc, lo lắng, stress kéo dài, ăn uống thất thường, … có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng. Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…
Bệnh lao
Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác. Các vi khuẩn lao đi vào đường ruột sẽ gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột và trở thành mạn tính rất khó điều trị triệt để.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Triệu chứng viêm đại tràng cấp
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng.
- Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
- Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.
- Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính
Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:
- Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm. Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống. Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.
- Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới. Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.
Biến chứng của viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi sau điều trị bằng kháng sinh hoặc khi người bệnh sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích. Khi tình trạng này trở nên trầm trọng sẽ rất dễ gây ra việc xuất huyết ồ ạt.
- Thủng đại tràng: Biến chứng thủng đại tràng xuất hiện sau khi điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp long nhung bị trơ trọi làm các vết loét ăn sâu và bảo mỏng thành đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này sẽ đe dọa tới tính mạng.
- Giãn đại tràng cấp tính: Theo các chuyên gia, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng gây ra loét và thủng gấp nhiều lần. Người bệnh viêm đại tràng thường có những biểu hiện đau bụng, dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê và gây tử vong.
- Ung thư đại tràng: Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng. Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân sẽ biến chứng thành ung thư đại tràng. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ viêm đại tràng “ung thư hóa” sẽ tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài từ 7-10 năm. Lúc này niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô có nguy cơ bị loản sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư.
Điều trị bệnh viêm đại tràng
Điều trị nội khoa:
- Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng.
- Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn.
- Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch.
Điều trị ngoại khoa:
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
- Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng, ...
Sử dụng các bài thuốc dân gian:
Lá mơ lông
Nghiên cứu khoa học cho thấy trong lá mơ lông chứa nhiều: protein, beta caroten và vitamin C… Các chất này có tác dụng sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng, giúp làm giảm nhanh một số triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, đi ngoài nhiều lần… Do đó, lá mơ lông được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g lá mơ lông, rửa sạch và đem thái nhỏ. Sau đó, trộn chung với 10g gừng tươi băm nhỏ và 2 lòng đỏ trứng gà. Cho hỗn hợp trên vào chảo, lót một lớp lá chuối tươi, chiên chín và ăn khi còn nóng. Lưu ý khi chiên không cho dầu mỡ. Thực hiện kiên trì trong 2 tuần, các dấu hiệu viêm đại tràng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Mè đen
Mè đen là một loại hạt có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả. Trong khi đó, mật ong có tính kháng viêm tự nhiên, phục hồi tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sự kết hợp của hai thực phẩm này có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
Cách thực hiện: Lấy 100g mè đen đem sao thơm. Mỗi ngày, sử dụng 1 thìa mè đen và 1/4 thìa mật ong cho vào miệng, nhai đều và nuốt. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước bữa ăn.
Nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét ở niêm mạc đại tràng rất tốt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ trộn với 1 thìa cà phê mật ong, ngày ăn 1 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ với mật ong, sau đó, nặn thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay, bảo quản trong lọ thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh, mỗi ngày ăn khoảng 5 viên.
Nghệ và mật ong được đánh giá cao trong khả năng giảm tình trạng viêm đại tràng.
Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cũng có thể kết hợp cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng thuốc nam với sử dụng thuốc tây để giảm triệu chứng và tránh sự lệ thuộc vào thuốc.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:
- Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi bị táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Khi bị tiêu chảy: không ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.
- Tránh chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà, …
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng.
- Tránh căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá.
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.