Việt Nam: Nước sông bị khai thác quá mức

Tại hầu hết các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên nước sông bị khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa khô khiến dòng chảy ở các lưu vực sông ngày càng cạn kiệt.

Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông” - là chương trình đối thoại do Mạng lưới cộng tác vì nước Việt Nam, Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp đối thoại với các cơ quan, nhà khoa học, DN liên quan tổ chức vào sáng 8/5. Buổi đối thoại trên đã báo động về tình trạng quản lý, sử dụng và phân chia tài nguyên nước lưu vực sông ở nước ta hiện nay.

Theo Mạng lưới cộng tác vì nước Việt Nam, trong khi các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước khuyến cáo ngưỡng khai thác được phép tại các quốc gia chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy, thì tại hầu hết các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên... đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa khô.

Nguồn nước các sông ngày càng cạn kiệt
(Ảnh: Ciren.gov.vn)

Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác quá mức nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên cả 7 - 8 lưu vực sông lớn của Việt Nam, như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai...

Suy thoái nguồn nước cũng là do sự biến đổi khí hậu dẫn tới khô hạn ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam.

Trong khi đó, theo Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường, do nhiều yếu tố khác nhau và đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán sẽ càng trở nên gay gắt hơn so với các thập kỷ trước. Việc phòng chống và giảm thiểu hạn hán chưa được coi trọng thành ưu tiên quốc gia.

Tuy nhiên, trong một diễn đàn khác liên quan đến sử dụng nước ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Oxfam và các Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hà Lan, Tây Ban Nha tổ chức, bà Melanie Miltenburg, Trưởng đại diện Hội Chữ thập đỏ Hà Lan tại Việt Nam và Lào, nêu nhận xét: "So với một số nước châu Phi, Việt Nam có lượng mưa cao hơn, tuy vậy, nhiều vùng vẫn bị khô hạn, thiếu nước. Đây là vấn đề quản lý hiệu quả, cân bằng giữa cung - lượng nước sẵn có và cầu - lượng nước cần thiết”.

Bà Melanie nhấn mạnh, có rất nhiều việc cần thiết và có thể làm, ngoài những công trình lớn như hồ chứa, hệ thống thuỷ lợi quy mô lớn. Ở cấp cộng đồng, nhiều hoạt động có thể thực hiện để ngăn ngừa, ứng phó với hạn hán. Bà Melanie đã giới thiệu kinh nghiệm của Orissa, Ấn Độ, cộng đồng lập Kế hoạch Phòng ngừa ứng phó hạn hán dựa vào cộng đồng.

H.Yên

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video