Việt Nam sắp thấy nguyệt thực toàn phần

Mặt trăng bị che lấp hoàn toàn và biến thành màu đỏ ối là hình ảnh sẽ hiện ra trên bầu trời Việt Nam tối thứ bảy này, và là hiện tượng thiên văn đáng xem nhất trong năm.

>>> Video: Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần

Việt Nam và một số nước thuộc khu vực châu Á và châu Đại Dương sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng. Còn khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Á, châu Phi chỉ quan sát được những pha ngắn của nguyệt thực.

Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM cho biết, vào thời gian diễn ra nguyệt thực, bóng tối của trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn mặt trăng trong 51 phút, màu vàng thường lệ của mặt trăng được thay thế bằng màu đỏ đen hoặc đỏ đồng tùy theo điều kiện thời tiết. Hiện tượng này còn gọi là "Mặt trăng máu".

Tại Việt Nam, Duy cho biết, nguyệt thực sẽ bắt đầu từ lúc 18h33 ngày 10/12 khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì trăng chỉ có màu vàng hơi tái hơn so với bình thường.

"Thời điểm chúng ta nên bắt đầu quan sát là 19h45, mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần", Duy nói.


Hình ảnh mô phỏng hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
(Đồ họa: Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM)

Duy nói thêm: "Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 21h06, lúc này toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm nhất".

Sau đó, người quan sát có thể tiếp tục chiêm ngưỡng hiện tượng pha nguyệt thực toàn phần cho đến 21h57. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, phần ra khỏi sẽ có sắc vàng dần trở lại. Trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn và kết thúc nguyệt thực một phần vào gần nửa đêm.

Trước đó, hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào 16/6 - một trong những nguyệt thực dài kỷ lục của thế kỷ 21, nhưng Việt Nam không có điều kiện quan sát. Lần nguyệt thực lần này tuy chỉ kéo dài 51 phút nhưng lại thuận lợi cho việc quan sát vì diễn ra trước lúc nửa đêm.

"Sau lần này, phải đến ba năm nữa, hiện tượng nguyệt thực toàn phần mới quay lại", Duy nói.

Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt. Không giống như nhật thực, nguyệt thực không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

"Với điều kiện thời tiết tốt như hiện nay, chúng tôi tin rằng nguyệt thực sắp tới thực sự là một hiện tượng đáng xem nhất trong năm", Sơn nói.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khác với nhật thực, nguyệt thực kéo dài lâu hơn do bóng của trái đất khá lớn so với mặt trăng.

Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối ta có nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối ta có nguyệt thực toàn phần, đây là trường hợp ta sẽ quan sát được vào rạng sáng thứ bảy.

Cũng trong tháng này, mưa sao băng Geminids sẽ diễn ra và là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, nhưng hiện tượng này xảy ra quá gần ngày rằm nên ánh trăng sẽ làm chúng ta rất khó quan sát.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video