Vào sáng sớm ngày 4/3 theo giờ Việt Nam, hàng triệu người tại nhiều khu vực trên thế giới đã được chứng kiến nguyệt thực toàn phần - một trong những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp và lý thú.
Phải mất 6 giờ, cái bóng của trái đất mới hoàn toàn di chuyển qua bề mặt của mặt trăng. Khi nguyệt thực xảy ra, mặt trăng chuyển sang màu tối rồi đỏ cam khiến người xem tưởng tượng như "chị Hằng" biến thành sao hoả đang đang lơ lửng giữa bầu trời.
Những vùng có khả năng quan sát hiện tượng này châu Âu, châu Phi, Trung Đông, một phần châu Á và châu Mỹ. Trong khi miền Đông Australia, bang Alaska (Mỹ) và New Zealand không có cơ hội được chiêm ngưỡng nguyệt thực vào ngày 3/3 vừa qua sẽ có dịp tận mắt chứng kiến sự trở lại của nó vào hôm 28/8 tới.
Dưới đây là chùm ảnh nguyệt thực, được ghi lại tại các địa điểm khác nhau trên thế giới.
Trong thời gian xảy ra nguyệt thực, toàn bộ mặt trăng tắm trong một ánh sáng vàng rực như trong tấm ảnh mà Andrew Hutchinson chụp được.
George Lovely đã chụp loạt chuyển động của mặt trăng và ghép lại thành chuỗi hình trên.
Bức ảnh này do Francis Williamson chụp tại Algarve, Bồ Đào Nha, cho thấy một giai đoạn của kỳ nguyệt thực.
Mặt trăng đang dần bị che khuất hoàn toàn tại Canary Wharf, London.
Trong ảnh của Alan Wadsworth, trái đất chắn hết các tia nắng mặt trời mà bình thường phản quang từ mặt trăng.
Xa mãi tận Ấn Độ người ta cũng nhìn thấy nguyệt thực, như ảnh của Soham Shoney chứng minh.
Gavin Clarke đã chụp được hình ảnh nguyệt thực đầy màu sắc nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 41 của anh tại bờ biển phía tây Sussex, Anh quốc
Mặt trăng trông như được thắp sáng từ dưới đáy trong ảnh của Matt Ohman, 17 tuổi.
Andrew Cairns, ở West Lothian, Scotland, chộp được màu đỏ của mặt trăng khi nguyệt thực toàn phần.
Bức hình này của Ernst Schuetz chụp tại Zurich, Thụy Sỹ, ngay sau khi nguyệt thực toàn phần.
Duncan Danks chụp ảnh từ đài quan sát của mình tại Gloucestershire, Anh.