Việt Nam xuất hiện biến chủng BA.5 của Omicron

Biến chủng BA.5 là gì?

Ngày 27/6, giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã ghi nhận biến chủng phụ BA.5 của Omicron.

Biến chủng BA.5 là gì?


Mẫu nCoV dưới kính hiển vi. (Ảnh: NIAID)

Giáo sư Lân cho biết thông tin trên tại buổi họp báo của Bộ Y tế, nhưng nội dung cụ thể về ca nhiễm BA.5, thời gian phát hiện, đặc điểm dịch tễ... chưa được tiết lộ. Theo ông Lân, việc xuất hiện biến chủng mới được cảnh báo từ trước, là tất yếu do sự mở cửa giao lưu về kinh tế, thực hiện bình thường mới.

Biến chủng BA.5 lần đầu được phát hiện tại Nam Phi vào tháng 1, đến nay, nó đã trở thành chủng phổ biến tại một số quốc gia như Isarel, Đức... Một số đánh giá nhỏ lẻ cho thấy BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến chủng cũ (BA.2), song chưa có bằng chứng về tỷ lệ trở nặng. Do đó, Bộ Y tế tiếp tục theo dõi biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ đó điều chỉnh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Biến chủng mới xuất hiện trong bối cảnh hai tháng qua, Việt Nam ghi nhận 142.000 ca mắc Covid-19, song tỷ lệ tử vong trên số mắc thấp, dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.

Trên thế giới, số mắc và tử vong do Covid cũng có chiều hướng giảm, song các chuyên gia đánh giá dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở một số khu vực, nhiều nước lo ngại làn sóng mới bùng phát trong mùa hè.

WHO cho rằng nhân loại vẫn ở giai đoạn đại dịch, Omicron chưa phải biến chủng cuối cùng, do đó, các nước cần tiếp tục duy trì tiêm vaccine, giám sát trọng điểm...

Cùng quan điểm, giáo sư Lân nói vaccine vẫn là lá chắn bảo vệ cộng đồng, người dân cần đi tiêm vaccine đúng quy định, đúng liều để phòng chống dịch.

Một số phương pháp điều trị không hiệu quả

Một nghiên cứu trước khi in khác chỉ ra ngay cả ở những người được tiêm chủng và nhận mũi tăng cường, các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng chống lại BA.4 và BA.5 kém hiệu quả hơn đáng kể so với BA.2.12.1. Ở thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho biết chỉ có bebtelovimab là có khả năng chống lại cả BA.2.12.1 và BA.4-5-6.

Theo Giáo sư Paul Bieniasz, hầu hết kháng thể được tạo ra hiện nay đã lỗi thời. Hiện tại, chỉ một phương pháp điều trị do Eli Lilly (bebtelovimab) phát triển được thiết kế đặc biệt nhằm chống lại Omicron và cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị khác như thuốc kháng virus Paxlovid có thể giảm thiểu triệu chứng nghiêm trọng do nhiễm Omicron.

BA.4 và BA.5 lây lan dễ dàng hơn nhưng hiện các nhà khoa học không rõ chúng có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn hay không. Tuy nhiên, dữ liệu hiện có không cho thấy điều này.

Tương lai nào cho chúng ta?

Nhiễm Omicron tạo ra phản ứng miễn dịch yếu hơn và có vẻ như nó sẽ nhanh chóng suy yếu so với các biến chủng trước đó. Xét từ góc độ miễn dịch, việc nhiễm biến chủng không có nhiều khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm chủng khác khiến nguy cơ chúng ta tái mắc sau 3-4 tháng là điều rất dễ xảy ra.

Tin tốt trong tình hình hiện nay là hầu hết người tái mắc đều không bị ốm nặng. Ít nhất ở thời điểm này, nCoV vẫn chưa có cách nào vượt qua được hoàn toàn hệ thống miễn dịch.

Nhưng điều đáng lo hơn lúc này là mỗi lần mắc Covid-19 đều mang theo nguy cơ gặp di chứng cho người bệnh. Họ phải sống với hàng loạt triệu chứng có thể tồn tại nhiều tháng hoặc nhiều năm. Còn quá sớm để biết mức độ thường xuyên nhiễm Omicron có dẫn đến hậu Covid-19 hay không, đặc biệt là ở những người đã tiêm phòng.

Các chuyên gia khác cho rằng để bắt kịp với sự phát triển của virus, vaccine Covid-19 nên được cập nhật nhanh hơn, thậm chí phải nhanh hơn vaccine cúm hàng năm. Nhà virus học Kristian Andersen, Viện nghiên cứu Scripps ở San Diego, Mỹ, chia sẻ: “Mỗi lần chúng ta nghĩ mình đã vượt qua được đại dịch, đang thắng thế trước virus thì nó lại có những mánh khóe mới. Chúng ta không thể kiểm soát nó bằng cách cho tất cả mắc bệnh và hy vọng điều tốt hơn sẽ đến".

Cập nhật: 28/06/2022 VnExpress/Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video