Virus SARS-CoV-2 đột biến để trốn hệ miễn dịch

Nghiên cứu mới cho thấy nCoV thường xuyên đột biến bằng cách xóa những đoạn nhỏ ở mã di truyền khiến kháng thể không nhận ra virus.

nCoV đã phát triển một số đột biến đáng ngại, dẫn tới nhiều biến thể mới trên khắp thế giới. Nghiên cứu công bố hôm 3/2 trên tạp chí Science hé lộ cách giúp virus này đột biến dễ dàng và lý do đột biến có thể giúp chúng thoát khỏi phản ứng miễn dịch của cơ thể. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy nCoV thường xuyên đột biến bằng cách xóa những đoạn nhỏ trong mã di truyền. Dù virus có cơ chế rà soát riêng để sửa lỗi khi sao chép, việc xóa các đoạn nhỏ sẽ không xuất hiện trong phạm vi kiểm tra của cơ chế tìm lỗi.


Mô phỏng nCoV với các gai protein. (Ảnh: Shutterstock).

"Cách đột biến của virus vô cùng thông minh", Paul Duprex, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vắcxin của Đại học Pittsburgh, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Bạn sẽ không thể sửa thứ không có ở đó".

Đối với nCoV, vị trí đoạn bị xóa cũng là nơi kháng thể của con người sẽ liên kết để bất hoạt virus. Nhưng do chỗ đó đã bị xóa bỏ, kháng thể không thể nhận biết virus. Duprex so sánh đoạn gene bị xóa giống như một hạt rơi ra từ chuỗi vòng. Đây dường như không phải vấn đề lớn, nhưng lại tạo ra khác biệt hoàn toàn với kháng thể.

Duprex và cộng sự lần đầu tiên chú ý đến cơ chế xóa bỏ trên ở một bệnh nhân nhiễm nCoV trong thời gian dài bất thường là 74 ngày. Bệnh nhân này có hệ miễn dịch yếu, không thể diệt hoàn toàn virus. Trong thời gian nhiễm bệnh kéo dài, nCoV bắt đầu tiến hóa khi lẩn tránh hệ miễn dịch của bệnh nhân, cuối cùng xóa các đoạn gene.

Các nhà nghiên cứu không biết cơ chế xóa đoạn gene phổ biến tới mức nào. Họ sử dụng cơ sở dữ liệu GISAID để phân tích 150.000 trình tự gene của nCoV thu thập từ mẫu bệnh phẩm trên khắp thế giới và phát hiện mô hình. Những đoạn gene này nằm ở vùng riêng biệt, theo trưởng nhóm nghiên cứu Kevin McCarthy, trợ lý giáo sư môn sinh học phân tử và di truyền phân tử ở Đại học University of Pittsburgh.

"Chúng tôi liên tục xem đi xem lại mô hình ở các mẫu bệnh phẩm thu thập từ nhiều nơi trên thế giới ở những thời gian khác nhau. Dường như biến thể virus phát triển cơ chế xóa đoạn gene độc lập với nhau do chịu chung áp lực chọn lọc", nhóm nghiên cứu cho biết. Nhóm của McCarthy nhận thấy đoạn gene bị xóa nằm ở các vị trí của protein hình gai mà kháng thể liên kết để vô hiệu hóa virus.

Các nhà nghiên cứu bắt đầu dự án vào mùa hè năm 2020. Hồi tháng 10 năm ngoái, họ phát hiện một biến thể với những đoạn gene bị xóa, về sau được gọi là biến thể nCoV Anh hay B.1.1.7. Biến thể này thu hút sự chú ý trên toàn cầu vào tháng 12 cùng năm khi nhanh chóng lan rộng khắp nước Anh. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi sát sao quá trình tiến hóa của virus bằng cách xem xét cơ chế xóa đoạn gene và nhiều dạng đột biến khác. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đeo khẩu trang và áp dụng biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn virus lây lan bởi chúng càng lây nhiễm sang nhiều người, khả năng nhân lên và đột biến càng cao.

Cập nhật: 09/02/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video