Vỡ bàng quang

Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu nằm trong tiểu khung, ngoài ổ phúc mạc. Khi đầy nước tiểu, bàng quang có dạng hình cầu, dung tích khoảng từ 250 đến 350 ml ở người trưởng thành. Tổ chức liên kết của thành bàng quang có nhiều cấu trúc collagen, tính đàn hồi cao nên trong những trường hợp đặc biệt, nó có thể tăng dung tích lên tới 300% so với bình thường.

Ảnh bàng quang bị u bướu của 1 bệnh nhân
(Ảnh: nieukhoa)

Khi bàng quang có dung tích khoảng 350 ml, áp lực thành bàng quang vào khoảng 10 mmHg, gây sẽ có cảm giác mót tiểu; trên 400ml thì cảm giác rất mót và đến 600 ml thì đau tức không thể chịu được.

Hoạt động tiểu tiện của bàng quang chịu sự chi phối của trung tâm thần kinh điều khiển tiểu tiện ở vùng tủy sống S2 - S4, tiểu não và vỏ não. Ở người trưởng thành, bàng quang căng giãn sẽ gây cảm giác buồn đi tiểu. Cảm giác này được điều khiển theo ý muốn từ vỏ não. Khi chưa có điều kiện đi tiểu, vỏ não sẽ ức chế phản xạ dây cùng S2-S4. Trường hợp ngược lại, phản xạ mót tiểu được truyền từ vỏ não theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2-S4, làm bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài.

Vỡ bàng quang là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc. Đa số người bệnh đến cơ sở y tế muộn, diễn biến bệnh lý trở nên phức tạp.

Việc chẩn đoán sớm vỡ bàng quang thường khó, đặc biệt là thể bệnh vỡ bàng quang ngoài ổ phúc mạc. Bệnh cảnh lâm sàng có đau bụng đột ngột vùng hạ vị, nước tiểu có máu… Siêu âm thấy có dịch trong ổ bụng hoặc dịch khoang ngoài phúc mạc, dung tích bàng quang nhỏ, có thể tìm thấy đường vỡ thành bàng quang. Chụp bàng quang ngược dòng thấy thuốc cản quang thoát ra khỏi bàng quang cho phép chẩn đoán chính xác vỡ bàng quang.

Các biểu hiện vỡ bàng quang tự phát:

Vỡ do dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý khác của bàng quang

Một số dị tật bẩm sinh và bệnh lý khiến ra tình trạng thành bàng quang yếu, giảm tính đàn hồi, dung tích nhỏ. Lượng nước tiểu trong bàng quang tăng hơn so với bình thường có thể gây vỡ tại những vị trí bệnh lý.

Các dị tật và bệnh lý bao gồm: Túi thừa bàng quang, bàng quang đôi, bàng quang có vách ngăn, bất thường hình dạng bàng quang, thiểu sản hoặc giảm sản bàng quang, bàng quang to hơn bình thường, viêm bàng quang mãn…

Vỡ do lạm dụng bia rượu

Vỡ bàng quang tự phát do lạm dụng bia rượu là một bệnh lý rất hiếm gặp. Nồng độ cồn trong máu cao đã ức chế vỏ não và một số trung tâm thần kinh điều khiển tiểu tiện, gây rối loạn ý thức nên người uống rượu bia không có cảm giác buồn đi tiểu, làm cho dung tích bàng quang tăng quá ngưỡng cho phép. Hậu quả cuối cùng là bàng quang bị vỡ.

Đa số các trường hợp vỡ bàng quang tự phát do bia rượu đến bệnh viện muộn nên việc chẩn đoán và xử trí gặp rất nhiều khó khăn.

Vỡ bàng quang do rối loạn tâm thần

Ở những bệnh nhân rối loạn tâm thần, người bệnh không có cảm giác buồn đi tiểu hoặc tự ám thị không được phép đi tiểu. Đây cũng là nguyên nhân gây vỡ bàng quang tự phát.

Vỡ do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não và tuỷ sống

Những tổn thương nhu mô não như nhồi máu, xuất huyết, chấn thương, đặc biệt ở khu vực tiểu não, rất dễ gây vỡ bàng quang nếu không được đặt sonde tiểu trước đó. Nguyên nhân là trung tâm điều khiển tiểu tiện ở vỏ não và tiểu não không có khả năng chỉ huy phản xạ tiểu tiện, làm cho dung tích bàng quang tăng lên và bị vỡ.

Chấn thương tủy sống cũng có thể gây vỡ bàng quang tự phát, do mất hoặc bị ức chế cung phản xạ từ tủy sống lên trên não và ngược lại.

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video