Vỏ Trái đất dịch chuyển khiến nhiều loài động vật biến mất

Các bằng chứng địa chất và hóa thạch hơn nửa triệu năm tuổi đã cho thấy chính Trái đất có thể là thủ phạm của các vụ tuyệt chủng hàng loạt.

Nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà trầm tích học Paul Myrow từ Đại học Colorado (Mỹ) cho thấy quá trình kiến tạo mảng của Trái đất có thể góp phần nuôi dưỡng sự sống nhưng cũng có thể tiêu diệt sự sống.


Các hóa thạch kỷ Cambri được khai quật tại dãy núi xuyên Nam Cực tiết lộ chính Trái đất là "sát thủ kỷ Cambri" - (Ảnh: SICENCE ADVANCE).

Theo Live Science, các tác giả đã tập trung vào Sự kiện Sinsk, là một sự kiện tuyệt chủng xảy ra trong kỷ Cambri (540-485 triệu năm trước).

Đó là kỷ địa chất chứng kiến sự bùng nổ sự sống trên Trái đất, với hàng loạt sinh vật lạ lùng, phức tạp được ra đời trong bước nhảy vọt tiến hóa lớn nhất của hệ động vật trên hành tinh.

Giữa lúc đó, Sự kiện Sinsk diễn ra một cách đột ngột, giết chết nhiều nhóm động vật lớn của đại dương bao gồm động vật có vỏ hình nón Hyolith và bọt biển Archaeocyathids, nhưng thứ từng là một phần của các hệ sinh thái rạn san hô toàn cầu.

Giờ đây, các nhà khoa học xác định được Kiến tạo Gondwana, hình thành từ khoảng 600-540 triệu năm trước, là thủ phạm.

Gondwana là tên siêu lục địa ngự trị phía Nam bán cầu trong thời kỳ đó, song song với một siêu lục địa khác tên Laurasia ở phía Bắc

Theo bài công bố trên tạp chí Science Advances, manh mối của các sự kiện được tìm thấy trong các lớp đá ở dãy núi xuyên Nam Cực tại lục địa Nam Cực và trên đảo Kangaroo của Úc.

Đó là nơi họ thu thập được nhiều hóa thạch của các sinh vật đã sinh ra và biến mất trong kỷ Cambri.

Trong đó, hóa thạch các con bọ ba thùy được cho là chìa khóa. Chúng tiến hóa nhanh chóng nên hình dạng của chúng có thể chỉ rõ thời điểm mà chúng chết đi, từ đó biết được tuổi của chúng cũng như các phiến đá đang bọc lấy chúng.

Các hóa thạch này có niên đại khoảng 514-512 triệu năm trước, tức giữa kỷ Cambri, trùng khớp với Sự kiện Sinsk.

Vào thời điểm đó, châu Đại Dương và Nam Cực đều là một phần của siêu lục địa Gondwana.

Hoạt động kiến tạo liên quan đến vùng đất này đã gây nên các sự kiện tạo núi khổng lồ, song song với việc khiến đáy biển của các đại dương nông bị chìm xuống.

Biển đột nhiên sâu hơn kéo các rạn san hô xuống thấp, khiến các sinh vật quen sống ở vùng nước nông không thể thích nghi kịp. Ngoài ra, sự xói mòn từ các dãy núi mới đổ đá cuội và sỏi vào các rạn san hô. Vì vậy, các hệ sinh thái rạn san hô "chết đuối".

Các hoạt động tạo núi còn khiến lớp vỏ Trái đất bị giãn ra ở các nơi khác, magma dâng lên và tạo thành các khu vực đá bazan rộng lớn, song song với việc giải phóng một lượng lớn khí nhà kính khiến bầu khí quyển nóng nên.

Sự nóng lên này giống như biến đổi khí hậu ngày nay đã làm chậm quá trình tuần hoàn của đại dương, khiến nước giàu oxy chìm xuống, nước phía trên trở nên thiếu oxy và thêm một loạt sinh vật bị giết chết.

Kiến tạo mảng là một lý thuyết khoa học giải thích chuyển động của các mảng kiến tạo - có thể hiểu là các mảnh vỏ của Trái đất. Các mảng này di chuyển liên tục, tương tác với nhau và tạo ra các hiện tượng địa chất như động đất, núi lửa, sự hình thành các lục địa...

Kiến tạo mảng cũng góp phần cân bằng hóa học cho Trái đất, giúp khí hậu, khí quyển của hành tinh được ổn định để sự sống có thể tiếp tục tồn tại và có thể đóng góp không nhỏ cho các phản ứng sinh ra sự sống sơ khai.

Cập nhật: 16/04/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video