Theo chuyên gia, ngoài việc thể hiện sự giàu sang phú quý của chủ mộ, giếng vàng này còn có một công dụng đặc biệt khác.
Lăng mộ các vị hoàng đế Trung Hoa thường rất sang trọng, sở hữu những món đồ tùy táng đắt giá, nhằm thể hiện quyền uy tối thượng của bậc thiên tử. Sau hàng nghìn năm tồn tài, nhiều lăng mộ hoàng đế vẫn còn nguyên vẹn, những món đồ khai quật được cũng có giá trị khảo cổ cao.
Tuy nhiên, vào năm 1980 ngành khảo cổ học Trung Quốc sục sôi khi phát hiện một lăng mộ hoàng gia ở tỉnh Quảng Đông, dù tồn tại chưa tới một thập kỷ, nhưng lại ở trong tình trạng nguy cấp cao khiến các cơ quan bảo tồn quốc gia ngay lập tức phải vào cuộc xử lý.
Nơi đây tuy không còn vẹn nguyên, thậm chí có dấu hiệu bị phá hủy nặng nề, nhưng những cổ vật ít ỏi còn sót lại trong căn hầm tối đã hé lộ nhiều bí mật về Hoàng đế Quang Tự - vị vua có thời kỳ trị vì ngắn ngủi dưới triều đại nhà Thanh, đồng thời là cháu trai của Từ Hi Thái hậu.
Lăng mộ của Hoàng đế Quang Tự. (Ảnh: Sohu).
Lăng mộ xuống cấp nghiêm trọng
Quang Tự (1871-1908) là vị hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Thanh, tuy là vua những không có "thực quyền", thường xuyên bị chèn ép bởi chính Từ Hi Thái hậu.
Sau khi băng hà, Hoàng đế Quang Tự được an táng tại Sùng Lăng, hiện nằm tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện, thực chất nơi đây đã sớm bị đột nhập bởi một nhóm mộ tặc vào năm 1938, hầu hết các cổ vật và đồ có giá trị trong lăng mộ đều đã bị đánh cắp.
Sau đó một khoảng thời gian dài, nơi an nghỉ của Quang Tự đế dường đã như bị lãng quên. Mãi cho tới năm 1980, các nhân viên của Cục Quản lý Di sản Văn hóa Trung Quốc mới phát hiện ra di tích này và ngay lập tức tiến hành khai quật cứu hộ trước sự xuống cấp nghiêm trọng.
Quan tài mang dấu hiệu bị phá hoại của hoàng đế Quang Tự. (Ảnh: Sohu).
Thay vì mang một dáng vẻ trang trọng, uy nghiêm đại diện cho thân thế phi thường của chủ mộ, Sùng Lăng tối tăm, lộn xộn, thậm chí bị tích nước nghiêm trọng do kết cấu cơ bản của lăng đã bị phá hủy.
Không rõ là do tàn tích của thời gian, hay do nơi đây vốn không được xây dựng kiên cố nhưng cảnh tượng quan tài của Hoàng đế Quang Tự và Hoàng hậu Long Dụ bị ngâm trong nước khiến các nhà khảo cổ vô cùng xót xa.
Thậm chí, thi thể của vị quân vương trẻ tuổi còn không được nguyên vẹn, xương và hai bím tóc của ông được tìm trong một khối bột nhão thay vì trong quan tài.
Kho báu khổng lồ bị bỏ qua
Mặc dù Sùng Lăng đã bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng số lượng "ít mà chất" của cổ vật còn sót lại trong mộ lại giúp các nhà khoa học hóa giải nhiều bí ẩn lịch sử không được ghi chép.
Các chuyên gia phát hiện tay của Hoàng đế Quang Tự nắm chặt hai báu vật, một chiếc là vòng ngọc phỉ thúy, chiếc còn lại là vòng ngọc bích Hòa Điền. Cả hai chiếc vòng này đều làm từ đá quý và có giá trị cao. Qua điều tra, người ta thấy rằng hai bảo vật này không phải của Hoàng đế mà là món quà ông từng ban tặng cho người ái thiếp Trân Phi.
Hai báu vật được tìm thấy trong tay vua. (Ảnh: Sohu).
Theo cuốn sách văn "Trân tần Tha Tha Lạp thị", Trân Quý phi dù không phải hoàng hậu, nhưng là người là hoàng đế Quang Tự yêu nhất, bởi bà có tư tưởng tiến bộ, xinh đẹp và luôn thấu hiểu hoàng đế. Tuy nhiên, quý phi đoản mệnh qua đời sớm, để lại quân vương ngày đêm tương tư thương nhớ.
Quang Tự hiểu rằng, sau khi qua đời ông sẽ được chôn cất cùng với hoàng hậu Long Dụ thay vì cùng với Trân Phi như ông hằng mong. Bởi vậy ông mang theo kỷ vật của hai người với mong muốn được tìm thấy người con gái mình yêu ở thế giới bên kia.
Ngoài hai bảo vật này, chuyên gia còn tìm thấy một giếng chứa đầy vàng nằm ngay bên dưới quan tài của vua. Giếng vàng cùng với vị trí của lăng mộ đã được phong thủy xác định trước khi xây dựng.
Theo cuốn "Lịch sử văn minh Trung Quốc" (bản dịch của tác giả Nguyễn Hiến Lê), trong quan niệm phong kiến, ngoài việc thể hiện sự giàu sang phú quý của gia chủ, giếng vàng còn có một công dụng khác.
Người xưa tin rằng hoàng đế chính là hóa thân của rồng, linh vật này sau khi chết sẽ trở về biển và giếng vàng chính là điểm nối liền với biển, đưa rồng trở lại cội nguồn. Tuy nhiên, quan niệm này từ lâu đã không còn được lưu truyền, chỉ còn tồn tại trong sử sách nên những tên mộ tặc không ngờ dưới quan tài có kho báu cũng là điều dễ hiểu.
Quan tài của hoàng đế Quang Tự và Hoàng hậu Long Dụ được đặt cạnh nhau. (Ảnh: Sohu).
Việc nghiên cứu về cuộc đời của Quang Tự đế chưa kết thúc ở đây. Vị đế vương thứ 11 của nhà Thanh bất ngờ qua đời ở tuổi 38, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông luôn là một bí ẩn chưa có lời giải, gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học.
Đáng chú ý nhất là quan điểm vua Quang Tự bị chính dì ruột của mình là Từ Hi Thái hậu đầu độc, tuy nhiên, giả thuyết này chưa được chính thức công nhận vì không có bằng chứng xác thực.
Cho đến năm 2008, sau khi các chuyên gia sử dụng công nghệ tiên tiến để thăm dò xương và bím tóc của ông, họ đưa ra kết luận rằng Quang Tự đã sử dụng quá liều asen trong lúc còn sống.
Đây là một loại á kim rất độc khi ở dạng hợp chất, khi asen thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan...
Sau phát hiện này, giả thuyết Quang Tự bị Từ Hi Thái Hậu đầu độc lại càng trở nên rõ ràng hơn.