Vừa đau họng vừa đau tai là bệnh gì?

Vừa đau họng vừa đau tai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết tình trạng này không quá nguy hiểm.

Đau họng và đau tai cùng lúc là điều bình thường vì các bộ phận này trên cơ thể được nối với nhau bằng ống Eustachian. Khi bạn có vấn đề ở tai, mũi hoặc cổ họng (như nhiễm trùng), có khả năng các bộ phận này đều có triệu chứng cùng lúc.

1. Vừa đau họng vừa đau tai là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng vừa đau họng vừa đau tai, trong đó một số nguyên nhân phổ biến hơn bao gồm:

1.1. Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng viêm hai mô đệm hình bầu dục phía sau cổ họng, mỗi bên là một amidan. Viêm amidan phổ biến hơn ở trẻ em nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.

Các triệu chứng khi bị viêm amidan:

  • Amidan sưng đỏ
  • Đau họng khi nuốt
  • Đau tai khi nuốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Mảng trắng hoặc vàng trên amidan
  • Sốt

1.2. Viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra tình trạng đau họng rất nhanh. Đôi khi, vi khuẩn do nhiễm trùng cổ họng có thể di chuyển vào ống eustachian và tai giữa, gây nhiễm trùng tai.

Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Mảng trắng hoặc mủ trên amidan
  • Những đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở phía trước cổ

1.3. Dị ứng

Các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa và bụi, có thể gây ra phản ứng dị ứng gây viêm màng nhầy lót khoang mũi và tai. Điều này gây ra chảy nước mũi sau, chất nhầy dư thừa chảy vào cổ họng. Chảy nước mũi sau là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng và đau họng. Viêm cũng có thể gây tắc nghẽn trong tai, khiến chất nhầy không thoát ra ngoài đúng cách, dẫn đến áp lực và đau tai.

Bạn cũng có thể có các triệu chứng dị ứng khác, bao gồm:

  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Nghẹt mũi


Phản ứng dị ứng có thể gây đau họng và gây tắc nghẽn trong tai. (Ảnh: ST).

1.4. Bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh truyền nhiễm thường do virus gây ra, chẳng hạn như virus Epstein-Barr. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng kéo dài trong vài tuần. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở độ tuổi thiếu niên.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ và yếu
  • Đau và cảm giác đầy tai

1.5. Trào ngược axit

Đối với một số người, vừa đau họng vừa đau tai có thể do tình trạng trào ngược axit. Trào ngược axit là một tình trạng phổ biến xảy ra khi axit dạ dày hoặc các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu bạn bị trào ngược axit thường xuyên, bạn có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đây là một dạng trào ngược axit nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) bao gồm:

  • Ợ nóng.
  • Trào ngược.
  • Ho khan.
  • Hơi thở hôi.
  • Khàn tiếng.
  • Khó nuốt.


Triệu chứng của trào ngược axit như ợ nóng, trào ngược, khó nuốt, ho khan. (Ảnh: ST).

1.6. Viêm xoang mãn tính

Viêm xoang mãn tính là tình trạng khoang xoang bị viêm trong ít nhất 12 tuần ngay cả khi được điều trị. Tình trạng viêm cản trở quá trình thoát chất nhầy, gây ra sự tích tụ dẫn đến đau và sưng ở mặt. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Chất nhầy dày, đổi màu
  • Nghẹt mũi
  • Đau họng
  • Đau tai
  • Đau ở răng trên và hàm của bạn
  • Ho
  • Hơi thở hôi

1.7. Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, khớp này nằm ở hai bên đầu, ngay phía trước tai, nối xương hàm dưới với xương thái dương, có chức năng kiểm soát chuyển động của hàm. TMD gây đau và rối loạn chức năng ở các khớp này. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người nghiến răng nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định.

Các triệu chứng thường gặp của Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) bao gồm:

  • Đau hàm có thể lan lên cổ
  • Đau ở một hoặc cả hai khớp
  • Đau đầu mãn tính
  • Đau mặt
  • Có âm thanh kêu từ hàm

Những người mắc bệnh rối loạn thái dương hàm cũng cho biết họ vừa bị đau họng vừa bị đau tai, cảm giác tắc nghẽn và ù tai.

1.8. Nhiễm trùng răng hoặc áp xe

Áp xe răng là một túi mủ ở đầu chân răng do nhiễm vi khuẩn. Một chiếc răng bị áp xe có thể gây ra cơn đau dữ dội lan đến tai và hàm của bạn ở cùng một bên. Các hạch bạch huyết ở cổ và cổ họng của bạn cũng có thể bị sưng và đau. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Răng nhạy cảm với nóng và lạnh
  • Đau khi nhai và nuốt
  • Sưng ở má hoặc mặt của bạn
  • Sốt

Trên đây là 8 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vừa đau họng vừa đau tai. Nhìn chung, các tình trạng không quá nguy hiểm nhưng cần được kiểm soát và điều trị sớm để tránh gặp các biến chứng.

2. Điều trị tình trạng đau họng và đau tai như thế nào?

Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng vừa đau họng vừa đau tai. Do đó, phương pháp điều trị sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh có thể dùng kháng sinh khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, thuốc trị trào ngược axit theo toa, corticosteroid mũi hoặc miệng, thuốc dị ứng theo toa, phẫu thuật cắt bỏ amidan hoặc vòm họng,...

Ngoài ra, một số biện pháp tại nhà có thể hữu ích, giúp giảm đau họng và đau tai như:

  • Nghỉ ngơi nhiều và bổ sung nhiều chất lỏng nếu bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm họng, xoang hoặc nhiễm trùng tai.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp giữ ẩm cho cổ họng và mũi
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn (OTC)
  • Viên ngậm trị viêm họng không kê đơn
  • Súc miệng bằng nước muối

3. Khi nào cần tới bác sĩ?

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu bạn bị đau họng và tai dai dẳng mà không cải thiện khi tự chăm sóc hoặc gặp các triệu chứng sau:

  • Hệ thống miễn dịch yếu
  • Sốt cao
  • Đau họng hoặc tai dữ dội
  • Máu hoặc mủ chảy ra từ tai của bạn
  • Chóng mặt
  • Cổ cứng
  • Ợ nóng thường xuyên hoặc trào ngược axit

Có thể nói, vừa đau họng vừa đau tai là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Thông thường, tình trạng này thường không nguy hiểm nhưng mọi người cũng không nên chủ quan. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sớm.

Cập nhật: 08/09/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video