“Vùng chết” tái xuất hiện ở Mỹ

Việt Phương

Ở ngoài khơi vùng duyên hải phía Tây nước Mỹ “vùng chết” lại tiếp tục mở rộng, nạn thiếu ôxy thường xuyên đã tiêu diệt hoặc xua đuổi sự sống ở khu vực này. Các nhà nghiên cứu cho rằng “vùng chết” là hậu quả của biến đổi khí hậu trên trái đất và trong tương lai sẽ không còn là chuyện lạ.

Mùa hè năm nay “vùng chết” ở ngoài khơi bang Oregon lại tái xuất hiện, đây là năm thứ 6 xuất hiện hiện tượng này. “Vùng chết” là một hiện tượng xảy ra ở ngoài khơi Thái Bình Dương thuộc bang Oreon, ở đây cá và các loài giáp xác như tôm cua hay các loài nhuyễn thể như nghêu sò bị chết hàng loạt vì chúng không có đủ ôxy để tồn tại. Nếu như

Cá chết hàng loạt tại “vùng chết”. (Ảnh: SK & ĐS)

những ý kiến của các nhà nghiên cứu là đúng thì sự xuất hiện “vùng chết” năm nay sẽ không phải sự xuất hiện cuối cùng. Nhà nghiên cứu sinh vật biển Jane Lubchenco thuộc Oregon State University cho rằng: “Dường như vùng chết năm nay sẽ là một hiện tượng bình thường trong tương lai”.

Qua băng ghi hình của một robot - lặn Lubchenco và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện một nghĩa địa các loài tôm cua trên đáy biển vùng thềm lục địa. Những người đánh cá kể về những đàn cá không bình thường xuất hiện ở những vùng biển không bình thường - và người ta đoán rằng lũ cá đang tìm đường chạy trốn khỏi những “vùng chết”.

Hai thành phố biển Newport và Cape Perpetua nằm cách nhau 40km. Tại đây các nhà nghiên cứu tiến hành đo hàm lượng ôxy trong nước biển. Kết quả cho thấy có những mẫu hàm lượng ôxy chỉ bằng 1/6 trị số bình thường. Tuy nhiên kết quả đó năm nay không đến nỗi tồi tệ như năm ngoái. Theo “New York Times” đưa tin hồi năm ngoái thì “vùng chết” rộng lớn hơn những năm trước đó, thậm chí gấp tới 4 lần so với năm 2002. Hồi đó diện tích “vùng chết” kéo dài từ vùng duyên hải phía Nam Oregon cho đến tận đỉnh Olympic Peninsula thuộc bang Washington, dài trên 600km.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân sự thay đổi chế độ gió. Những vùng chết hình thành khi gió không bình thường làm cho nước ở dưới sâu nghèo ôxy bị đưa lên bề mặt. Qua đó nitơ và các chất dinh dưỡng khác phân bổ trong cột nước - điều này dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ các loại sinh vật phù du. Quá trình này tuy rất quý báu nhưng lại dẫn đến sự tiêu hao một lượng lớn ôxy vốn đã ít ỏi trong nước biển. Những động vật và thực vật nhỏ tạo thành sinh vật phù du sau khi chết sẽ bị chìm xuống đáy biển. Chúng phân hủy dưới đáy biển và quá trình này lại tác động xấu đến nồng độ ôxy.

Nhà khoa học Lubchenco cho rằng: “Điều mà chúng ta được chứng kiến trong 6 năm liên tục cho thấy, có một cái gì đó rất cơ bản đang làm thay đổi các điều kiện ở vùng ven biển”. Các nhà khoa học cho rằng, sự thay đổi về lưu thông không khí toàn cầu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Cái gọi là Jetstreams, luồng gió mạnh và nhanh ở trên cao, có thể đã thay đổi chế độ gió ở ngoài khơi Oregon. Điều đó có nghĩa là “vùng chết” là hậu quả của biến đổi khí hậu.

Vấn đề mà các nhà nghiên cứu nêu lên là liệu tình trạng thiếu ôxy đầy bí ẩn này có diễn ra hằng năm hay không và ảnh hưởng như thế nào đến hệ sinh thái ở vùng ven biển này. Nhà sinh vật biển Lubchenco đưa ra một so sánh: “Hệ sinh thái biển cũng cần có một thời gian dài để hồi phục tương tự như sự hồi phục hệ sinh thái trên mặt đất sau vụ bùng phát núi lửa Mount St. Helens”.

Theo Spiegel, Sức khỏe & Đời sống
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video