Xác định lại niên đại Đồ Đá nhờ thuốc độc

Kết quả phân tích một số đồ tạo tác và mẫu thuốc độc cổ nhất cho thấy thời Đồ Đá muộn có thể bắt đầu ở Châu Phi sớm hơn 20.000 năm so với mốc thời gian mà các nhà khoa học vẫn nghĩ.

Phân tích mới trên các đồ tạo tác thu được từ một hang động ở Nam Phi cho thấy người dân nơi đây đục đẽo công cụ bằng đá, sử dụng chất nhuộm, và thậm chí sử dụng thuốc độc từ 44.000 năm trước. Trước đây, những đồ tạo tác này được cho là gắn với nền văn minh San - có từ cách đây 20.000 năm.

“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng thời Đồ Đá muộn xuất hiện ở Nam Phi sớm hơn nhiều so với mốc mà chúng ta vẫn tưởng, và xuất hiện cùng quãng thời gian mà người hiện đại có mặt ở châu Âu", nhà nghiên cứu Paola Villa, nhà quản lý ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở ĐH Colorado, nói.

Thời Đồ Đá muộn ở châu Phi xuất hiện cùng thời với Thời Đồ Đá cũ ở châu Âu, khi con người hiện đại di chuyển từ châu Phi tới châu Âu và gặp người Neanderthal cách đây 45.000 năm.


Hang Biên giới được con người sử dụng làm nơi ở
cách đây nhiều chục nghìn năm. (Nguồn: Livescience)

“Khác biệt về kỹ thuật và văn hóa giữa khai khu vực rất lớn, cho thấy con người ở hai khu vực chọn con đường tiến hóa rất khác nhau", Villa nói.

Dấu vết của nền văn minh được tìm thấy ở châu Phi cách đây 80.000 năm, nhưng những bằng chứng như công cụ bằng xương đã biến mất khỏi dữ liệu khảo cổ khoảng 60.000 năm trước.

Gần như các nhà khoa học không biết gì về những điều đã xảy ra ở Nam Phi cách đây 40.000 - 20.000 năm trước. Lỗ hổng này khiến các nhà khoa học khó liên kết xã hội giữa thời Đồ Đá với thời kỳ sau này.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thời gian thực sự bắt đầu thời Đồ Đá muộn sau khi khám phá hang Biên giới, nằm gần biên giới Nam Phi và Swaziland. Họ phát hiện ra một số đồ tạo tác có niên đại lâu hơn nhiều so với mức họ nghĩ trước đây.

Trong số những đồ vật tìm được, các nhà nghiên cứu phát hiện một cục sáp ong trộn với nhựa thông độc, có thể từng được dùng để gắn chuôi cầm với cái xiên hoặc mũi tên. Sáp ong đó có từ cách đây 35.000 năm, và đây là bằng chứng cổ nhất về việc sử dụng sáp ong để gắn công cụ.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một cây que gỗ có nhiều vết xước. Phân tích hóa học cho thấy trên đó có dấu vết axit ricinoleic, một chất độc tự nhiên có trong hạt đậu castor. Có thể cây que này được dùng để bôi chất độc vào đầu mũi tên hoặc mũi mác.

Có thể những kỹ thuật này được sử dụng cách đây 50.000 - 60.000 năm ở châu Âu rồi sau đó lan sang châu Âu, các nhà khảo cố học cho biết.

Theo Đất Việt, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video