Xe Kiểu T được thay thế bởi xe Kiểu A

Trái hẳn với tính tình của cha, Edsel Ford là một người lịch thiệp, sành sỏi, trầm tĩnh và yêu thích Mỹ Thuật. Vì Henry Ford phản đối việc theo học tại Đại Học nên Edsel không được theo đuổi sự học lên cao nhưng trong nhiều vấn đề, Edsel đã tỏ ra là người có kiến thức rộng rãi.

Chưa đầy một năm sau ngày dọn nhà tới Fair Lane, Edsel kết hôn với Eleanor Clay, cháu gái của một nhà doanh nghiệp ở Detroit. Sau khi lập gia đình, Edsel cư ngụ tại một chỗ khác nên căn phòng billard, phòng đánh bowling không có ai xử dụng và chiếc đàn phong cầm đắt giá cũng bị hư hỏng.

 Xe hơi "kiểu T"

Edsel có bốn người con là Henry II, Benson, Josephine và William. Các đứa trẻ này đã lớn lên tại biệt thự 60 phòng do Edsel cho xây cất tại Gaukler Pointe. Về mùa hè, chúng sống nơi bờ biển trong biệt thự trị giá 3 triệu mỹ kim (giá trị thời bấy giờ) tại Seal Harbor, Maine, còn về mùa đông, chúng nghỉ ngơi trên con tầu biển Onika dài 38 thước, bỏ neo tại Hobe Sound, vùng Florida.

Năm 1920, loại xe hơi "kiểu T" của Henry Ford đã được phổ biến ở khắp nơi, chiếm 60 phần trăm thị trường. Dù cho loại xe này có các đặc tính bền bỉ và rẻ tiền nhưng vì chỉ thích hợp với tình trạng đường xá còn xấu kém của các năm trước 1914, nên vào thời kỳ này, dân chúng Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm một loại xe hơi tuy đắt tiền hơn nhưng đẹp mã hơn và đầy đủ tiện nghi bên trong hơn. Tại các nơi hội hè, tại các quán rượu, người ta thường chế riễu xe hơi Ford "kiểu T" là cái "thùng tắm" tuy ích lợi thực nhưng không ai muốn để người khác nhìn thấy mình ngồi bên trong. Vào giữa thập niên 1920, công ty xe hơi General Motors đã được cải tiến, dưới sự điều khiển sáng suốt của Alfred P. Sloan và đã cho ra đời loại xe hơi Chevrolet với các đặc điểm mà xe hơi Ford kiểu T không có. Mặc dù trong tình trạng cạnh tranh này, ông Henry Ford vẫn không chịu chấp nhận rằng xe hơi "kiểu T" đã trở nên lạc hậu. Ông già Henry vẫn khăng khăng giữ vững thị hiếu về màu đen của xe và để cho giá bán xe chỉ còn 290 mỹ kim, xe Ford "kiểu T" vẫn còn dùng hệ thống truyền lực kiểu cổ, lại không có bộ phát động (startor). Trước sự ương ngạnh của nhà đại doanh nghiệp lớn tuổi đó, các nhân viên trong ban chỉ huy công ty từ xưa đến nay chỉ biết đồng ý với Henry Ford, ngoại trừ Edsel và vài nhân viên thương mại là phản đối kịch liệt, đòi bỏ hẳn loại xe hơi "kiểu T".

 Xe hơi "kiểu A"

Xưa nay, Edsel và cha không bao giờ cùng quan điểm với nhau. Giữa hai cha con thường xẩy ra các cuộc tranh luận kịch liệt và trước các cơn sóng gió thịnh nộ của người cha độc đoán, Edsel vẫn giữ vững lập trường để theo đuổi và hoàn thành các ý định. Đối với lần tranh luận này, khi Edsel trình bày chứng cớ ở các con số xe hơi bán ra càng ngày càng giảm sút một cách đáng lo ngại, Henry Ford mới chịu đầu hàng. Edsel Ford tuy được cha chỉ định làm Tổng Giám Đốc Công Ty năm 26 tuổi nhưng đã tỏ ra là người nhìn xa trông rộng trước 30 năm, không những về các quan niệm mỹ thuật và kỹ thuật mà còn về các lý thuyết liên quan tới kỹ nghệ, xã hội và kinh tế. Riêng đối với xe hơi, Edsel muốn rằng xe Ford phải được lắp thắng hơi và cần sang số cùng các cải tiến khác như loại xe Chevrolet với số lượng bán ra càng ngày càng tăng. Ông già Henry Ford thì phản đối kịch liệt loại thắng hơi. Sau một hồi gắt gỏng, Henry Ford chỉ còn cách tống cổ Edsel đi làm việc tại một chi nhánh ở California. Tuy sự xung đột xẩy ra lớn lao như vậy nhưng cuối cùng, loại xe Ford "kiểu A" của Edsel cũng ra đời vào tháng 12 năm 1927. Sự xuất hiện của loại xe "kiểu A" này đối với thời bấy giờ cũng là một tin hết sức quan trọng mà các báo chí đều viết ở trang nhất. Có thể nói đó là một cuộc cách mạng về xe hơi vì không những giá bán xe rất thấp, xe lại có thắng ăn vào 4 bánh, có cả bộ phận gạt nước mưa và đặc biệt nhất, xe có đủ loại màu sắc rực rỡ!

Sau cuộc bất đồng ý kiến về xe hơi "kiểu A", Henry Ford đành dồn thời giờ vào việc sưu tầm các kỷ vật nhưng không phải ở trong hoàn cảnh nửa hưu trí này mà nhà đại doanh nghiệp cao tuổi đã từ bỏ các quyền hành đối vối Công Ty Ford. Edsel mặc dù là Tổng Giám Đốc nhưng các quyết định của ông đưa ra không được các nhân viên dưới quyền thi hành mau lẹ nếu không có sự đồng ý của Henry Ford. Ông già này đôi khi xuất hiện với các cơn thịnh nộ lôi đình và hoàn cảnh đó đã là một trở ngại không phải là nhỏ đối với Edsel. Chính trong tình trạng hỗn độn này mà một người đã xuất hiện: Harry Bennett.

-------------------------------------------------
Trở lại: "Henry Ford người cha của nền kỹ nghệ xe hơi"
Trở lại: "Henry Ford, người bạn của công nhân"
Trở lại: "Bản chất của Henry Ford"
Đón đọc: "Henry Ford II và vận mệnh Công ty Ford motor"

Theo Vietscienses
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video