Xuất hiện cặp hành tinh có thể sống được, 1 trong 2 giống Trái đất đến khó tin

Sao lùn đỏ LHS 1140 còn có tên là Gliese 3053, là dạng sao "mát mẻ" hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều. Ngôi sao bằng khoảng 1/5 Mặt trời, đã 5 tỉ tuổi.

Tiến sĩ Jorge Lillo-Box từ Trung tâm Thiên văn học CSIC-INTA (Tây Ban Nha) và các cộng sự đã thu thập 113 bộ dữ liệu quan sát bằng kỹ thuật "vận tốc xuyên tâm" mà thiết bị quang phổ EPRESSO của Đài thiên văn Nam Âu và vệ tinh TESS của NASA thu thập được về vùng không gian quanh sao lùn đỏ này.


Hành tinh LHS 1140b là một siêu Trái đất quay quanh sao mẹ mỗi 3,77 ngày.

Kết quả cho thấy hành tinh gần hơn mang tên LHS 1140b là một siêu Trái đất quay quanh sao mẹ mỗi 3,77 ngày, khối lượng bằng 6,5 lần Trái đất. Hành tinh thứ 2 là LHS 1140c, bằng 1,8 khối lượng Trái đất và quay quanh sao mẹ mỗi 24,7 ngày.

Cả 2 hành tinh đều thuộc "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ, tức đủ các điều kiện để sở hữu nước lỏng và một khí hậu phù hợp với các sinh vật tương tự sinh vật Trái đất. Ngạc nhiên hơn, các nhà khoa học còn phát hiện sự tồn tại của đại dương sâu khoảng 670-779km. Bản thân hành tinh này được các tác giả ví như "người anh em song sinh" của Trái đất.

Hệ sao này còn có một hành tinh LHS 1140d, quay quanh sao mẹ mỗi 78,9 ngày, nặng hơn Trái đất 4,8 lần. Tuy nhiên nó có vẻ là một hành tinh băng giá, quá lạnh để ở.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Biology.

Cập nhật: 18/11/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video