Cuộc sống hiện đại và bận rộn khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Thường xuyên phải đấu tranh suy nghĩ hay chịu áp lực là nguyên nhân chính gây ra chứng trầm cảm.
Theo báo cáo dữ liệu từ Blue Cross Blue Shield, từ năm 2013 – 2016, số lượng người mắc chứng trầm cảm gia tăng mạnh ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhóm tuổi từ 12 – 17 được chẩn đoán trầm cảm tăng 63% và nhóm tuổi từ 18 – 35 tăng 47%.
Trong đó "trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.
Theo Heidi McKenzie – một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết, "trầm cảm cười" về cơ bản là một tên gọi khác của chứng trầm cảm chức năng cao hay rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ngủ, thèm ăn, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn và mất hứng thú làm việc.
Tuy nhiên những người mắc chứng trầm cảm trên thường che giấu các triệu chứng mà họ đang gặp phải. Cũng giống như tên gọi của hội chứng này, người mắc bệnh vẫn sẽ thể hiện những cảm xúc, cười nói bình thường cho dù tâm trạng bên trong đang rất tồi tệ.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng trên là do người mắc bệnh phải chịu quá nhiều áp lực. Những áp lực này có thể đến từ công việc, tình cảm hay các vấn đề trong cuộc sống. Thường xuyên phải chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực cũng gây ra chứng trầm cảm cười. Hội chứng trên khi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh.
Để nhận biết hội chứng trên, bạn cần theo dõi những dấu hiệu sau:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần 265 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Những người bị trầm cảm cười có thể có những triệu chứng quan sát được, nhưng cũng có triệu chứng được giữ kín và khó phát hiện. Thậm chí, bệnh nhân trầm cảm cười vẫn có thể giữ một công việc ổn định và cố gắng duy trì cuộc sống ở ngoài xã hội với trạng thái tích cực, lạc quan.
Chính vì vậy khi người thân, bạn bè nhận thấy người bệnh đang có các dấu hiệu không ổn như mệt mỏi, mất hứng thú với những gì họ từng thích... hãy quan tâm đến người bệnh hơn. Hãy động viên, lắng nghe, khuyến khích họ mở lòng...
Theo chuyên gia, trầm cảm cười nguy hiểm vì nó thường không được chú ý, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Những người mắc chứng trầm cảm cười thậm chí còn có nguy cơ tự tử cao hơn vì họ đã quen với việc vượt qua nỗi đau. Họ có thể có nhiều năng lượng, sự tập trung hơn để nghĩ ra kế hoạch tự tử và thực hiện theo kế hoạch đó.
Bạn không bao giờ biết khi nào trầm cảm có thể tấn công mình, nhưng những người có nguy cơ cao là những người có những thay đổi lớn trong cuộc sống như:
Ngày nay, chứng trầm cảm cười có thể ảnh hưởng đến những người nghiện mạng xã hội. Việc kỳ vọng quá nhiều vào cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những người cầu toàn có thể còn dễ mắc bệnh hơn vì những tiêu chuẩn bất khả thi mà họ đặt ra cho chính mình.
Dùng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống (thực phẩm chống trầm cảm) sẽ giúp kiểm soát loại trầm cảm này.
Người bệnh có thể cần sự trợ giúp trị liệu tâm lý từ chuyên gia, hoặc từ người thân để vượt qua chứng trầm cảm.