Hội chứng Klinefelter XXY xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/5000 trẻ sơ sinh nam còn sống. Biểu hiện có thể: tinh hoàn kém phát triển, vô sinh, khó khăn khi học tập, chậm phát triển ngôn ngữ….
Theo quy luật di truyền, nhiễm sắc thể giới tính nữ được quy định là XX, nam là XY. Hội chứng Klinefelter là hội chứng xảy ra do tình trạng không phân li nhiễm sắc thể ở nam giới, người mắc Klinefelter thay vì có một nhiễm sắc thể giới tính X thì có 1 cặp nhiễm sắc thể X (XXY) và đồng thời mắc phải một số nguy cơ về bệnh lý y học.
Nguyên nhân của hội chứng này hội chứng này do lỗi không phân li trong quá trình tạo giao tử ở cha mẹ.
Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng này do lỗi không phân li trong quá trình tạo giao tử ở cha mẹ, gồm có suy sinh dục, vú to, và rối loạn tâm lý xã hội. Hội chứng này là hình thức suy tinh hoàn nguyên phát, tăng mức gonadotropin do thiếu phản hồi ngược từ tuyến yên. Thiếu hụt androgen cũng gây tỉ lệ các phần trên cơ thể giống người bị hoạn
Theo nghiên cứu cho thấy, có đến 50 – 60% trường hợp người mắc hội chứng Klinefelter không phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở mẹ. 75% do lỗi phân bào giảm nhiễm I. Những trường hợp còn lại xảy ra do không phân li ở người cha.
Kiểu nhân thường gặp:
Hội chứng Klinefelter ảnh hưởng đến khả năng phát triển của người bệnh, tinh hoàn kém phát triển, kích thước nhỏ so với người bình thường. Hormone testosterone ở nam giới giảm làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…
Tùy vào mức độ ảnh hưởng của người bệnh mà bệnh có những tác động và biểu hiện khác nhau. Thông thường, hội chứng Klinefelter không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
Việc mất ống sinh tinh và tế bào Sertoli dẫn đến giảm mức inhibin B, chất điều hoà hormone FSH. Đối với những người có ít tinh trùng có thể lựa chọn những biện pháp hỗ trợ sinh sản và vẫn có được cơ hội làm cha.
Không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh bởi những chức năng sinh dục, sự thêm một hoặc nhiều nhiễm sắc thể X (hoặc Y) còn gây ra những bất thường về trí tuệ và nhận thức khác nhau. Những bất thường xương, tim mạch cũng nặng và mức độ ảnh hưởng nhanh hơn bình thường. Chỉ số (IQ) giảm khoảng 15 điểm cho mỗi nhiễm sắc thể X vượt mức bình thường. Tất cả các khu vực phát triển chính, gồm ngôn ngữ và sự phối hợp diễn đạt, tiếp thu cũng bị ảnh hưởng.
Thông thường, những nam giới mắc hội chứng Klinefelter không được chẩn đoán cho đến suốt đời, một số khác nhận ra được sự khác biệt về sự phát triển bên trong cơ thể thường thực hiện chẩn đoán ở tuổi trưởng thành. Những người mắc hội chứng vẫn sống và sinh hoạt, trí thông minh bình thường hoặc có trường hợp chậm phát triển tâm thần (tùy mức độ) ,tỷ lệ tử vong không cao hơn so với những người bình thường.
Trẻ mới sinh ra, trẻ sơ sinh có những chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu bình thường. Có khoảng 25% trẻ có biểu hiện lệch ngón (Clinodactyly), chiều cao cao hơn mức trung bình, tay chân dài và không cân đối, không theo tỷ lệ thông thường của cơ thể.
Khoảng 40% bệnh nhân mắc hội chứng răng bò (Taurodontism – răng hàm phình to do tủy nở rộng) trong khi ở những người nam (XY) chỉ khoảng 1%.
Có đến 70% bệnh nhân bị ảnh hưởng nhẹ đến tâm thần và khả năng học tập, khó học ngôn ngữ, nói muộn, giảm trí nhớ ngắn hạn, khó đọc, rối loạn đọc, giảm khả năng chú ý. Bệnh nhân gặp một vài biểu hiện hành vi rối loạn tâm lý, lo lắng, trầm cảm, loạn thần kinh chức năng (Neuchosis).
Phát hiện Klinefelter cho thai nhi bằng phương pháp sàng lọc không xâm lấn NIPT – illumina.
Ngay từ khi mang thai, trong máu người mẹ đã có sự xuất hiện ADN tự do của thai nhi, tỷ lệ ADN tự do của thai nhi thay đổi theo từng tuần thai (trung bình khoảng 10%). NIPT-illumina thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ ngay từ tuần thai thứ 10 để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi, trong đó có bất thường nhiễm sắc thể giới tính gây nên hội chứng Klinefelter. Xét nghiệm cho kết quả chính xác cao – lên tới hơn 99,9%.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyền được thực hiện bằng cách phân tích ADN để phát hiện những bất thường số lượng nhiễm sắc thể gây ra những hội chứng di truyền trong đó có thể phát hiện ra Klinefelter. Xét nghiệm di truyền có thể thực hiện bất cứ khi nào, không phân biệt độ tuổi, mẫu xét nghiệm có thể là: vài giọt máu, tóc có chân, móng tay, móng chân… người thực hiện xét nghiệm không cần phải kiêng, nhịn ăn hay làm lựa chọn thời điểm xét nghiệm (vào buổi sáng) như những xét nghiệm máu khác.
Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng những người bệnh mắc hội chứng Klinefelter nếu được phát hiện sớm ngay từ trước tuổi dậy thì sẽ có khả năng được điều trị với những ảnh hưởng như: Thiểu năng sinh dục, vú to, hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý xã hội.
Có thể nói, trị liệu androgen là hướng điều trị quan trọng nhất. Thực hiện điều trị bằng thay thế testosterone bắt đầu ngay từ khi dậy thì để "sửa chữa" những thiếu hụt androgen, mang lại nam tính thích hợp. Tiêm testosterone đều đặn giúp tăng cường sức mạnh và mọc lông mặt, tạo dáng vẻ cơ bắp cho cơ thể, tăng ham muốn tính dục, tăng kích thước tinh hoàn, cải thiện tính khí, hình ảnh bản thân và hành vi, và bảo vệ chống lại loãng xương sớm...
Phẫu thuật có thể được chỉ định đối với chứng vú to. Biểu hiện này gây căng thẳng, tự ti cho người bệnh và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Điều trị vô sinh. Hầu hết đàn ông mắc hội chứng Klinefelter không thể làm cha vì không có hoặc không có tinh trùng được sản xuất trong tinh hoàn. Đối với một số nam giới có khả năng sản xuất tinh trùng tối thiểu, một quy trình gọi là tiêm tinh trùng vào ống nghiệm (ICSI) có thể giúp ích. Trong quá trình ICSI , tinh trùng được lấy ra khỏi tinh hoàn bằng kim sinh thiết và tiêm trực tiếp vào trứng.
Hội chứng Klinefelter xảy ra do bất thường số lượng nhiễm sắc thể giới tính, việc thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – Illumina ngay từ tuần thứ 10 là xét nghiệm cần thiết để mẹ bầu có thể xác định được tình trạng sức khỏe của thai nhi một cách chính xác, để từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn những hướng điều trị kịp thời, người mẹ mang thai và gia đình có những hướng chăm sóc thai nhi phù hợp nhất để giảm tối đa những rủi ro không đáng có.