Bề mặt hư ảo tiềm ẩn sự sống của vệ tinh Titan

  •   52
  • 5.514

Khi đáp xuống bề mặt hư ảo của Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vào năm 2005, tàu thăm dò Huygens đã khám phá ra một thế giới kỳ lạ tưởng như Trái Đất của chúng ta.

Ảnh chụp từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy bề mặt của Titan qua lớp mây mù bao phủ. Ảnh chụp từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy bề mặt của Titan qua lớp mây mù bao phủ. Ngày 14/1/2005, tàu thăm dò Huygens của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) trở thành robot thám hiểm đầu tiên chạm tới bề mặt mờ ảo của Titan để chụp ảnh gửi về Trái Đất. Trước khi tàu mẹ Cassini biến mất khỏi đường chân trời, Huygens chỉ có khoảng 1 giờ để thu thập dữ liệu cho đến khi cạn kiệt năng lượng.

Vùng đất ở cực bắc của Titan với các hồ hydrocarbon và biển.
Vùng đất ở cực bắc của Titan với các hồ hydrocarbon và biển. Cách Mặt Trời gần 1,5 tỷ km, Titan có nhiệt độ thấp tới mức lớp băng ở đây cứng như đá và các loại khí như ethane và methane bị hóa lỏng tạo thành các hồ lớn và biển. Tuy nhiên, với núi, mưa, gió và sóng, Titan giống như một hành tinh hơn là một vệ tinh lồi lõm, khô cằn. Ngoài các biển dầu khí trên bề mặt, Titan còn nuôi dưỡng một đại dương chứa nước ngầm bên dưới. Điều này khiến nó trở thành một trong những ứng viên sáng giá nhất cho cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, lướt qua hành tinh khí khổng lồ này và các vành đai của nó
Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, lướt qua hành tinh khí khổng lồ này và các vành đai của nó trong bức ảnh màu được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Bầu khí quyển dày đặc che khuất tầm nhìn tới bề mặt của Titan.
Bầu khí quyển dày đặc che khuất tầm nhìn tới bề mặt của Titan. Nhìn từ bên ngoài, Titan như được bao phủ bởi bầu trời màu cam nhạt. Khí quyển của Titan chủ yếu bao gồm nitrogen, khá giống với khí quyển của Trái Đất trước khi có sự sống.

Tethys, một trong những vệ tinh nhỏ hơn của Sao Thổ, lấp ló phía sau Titan
Tethys, một trong những vệ tinh nhỏ hơn của Sao Thổ, lấp ló phía sau Titan trong các bức ảnh được Cassini chụp lại. Nhiệm vụ Huygens đánh dấu lần đầu tiên và duy nhất cho tới nay con người đưa tàu vũ trụ lên một vệ tinh khác ngoài Mặt Trăng. Với Titan, chúng ta khám phá ra được một thế giới mới vừa xa lạ vừa quen thuộc. Titan vừa có những đặc điểm giống Trái Đất lại vừa không giống Trái Đất. Sự sống trên Titan, nếu có tồn tại, có thể sẽ là sự sống như chúng ta đã biết và cũng có thể ở một dạng thức khác mà con người chưa từng biết tới.

Bề mặt Titan chụp từ khoảng cách gần 10 km từ tàu thăm dò Huygens
Bề mặt Titan chụp từ khoảng cách gần 10 km từ tàu thăm dò Huygens. Sau cuộc hành trình kéo dài 20 ngày, Huygens đã ngụp lặn trong lớp khí quyển của vệ tinh Titan suốt 2 giờ trước khi đáp xuống vùng bình nguyên băng giá với nhiệt độ khoảng -180 độ C để thu thập dữ liệu. Các nhà khoa học nhận thấy nơi Huygens đáp xuống không phải là một sa mạc khô cằn. Bề mặt cát ở đây được làm ẩm bởi một số loại chất lỏng. Ngoài ra, nơi đây còn có các cao nguyên, khe suối và các con sông do dòng chảy của chất lỏng tạo thành.

Nhìn từ bức ảnh này, Titan giống như một viên ngọc treo lơ lửng trên vành đai Sao Thổ
Nhìn từ bức ảnh này, Titan giống như một viên ngọc treo lơ lửng trên vành đai Sao Thổ. Titan, hay còn được biết đến với tên gọi Saturn VI, có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ 2 trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc. Tính theo đường kính, nó còn lớn hơn Sao Thủy dù khối lượng chỉ bằng một nửa. Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ, nó được khám phá năm 1655 bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens.

Vị trí các hồ hydrocacbon và cồn băng của Titan
Xuyên qua màn sương mù, Cassini đã chụp lại được vị trí các hồ hydrocacbon và cồn băng của Titan. Nhân loại sẽ sớm chào từ biệt Cassini, đại sứ của chúng ta trên Sao Thổ, vào cuối năm nay sau khi con tàu vũ trụ này lao mình xuống bề mặt khắc nghiệt của Sao Thổ. Tuy nhiên, dữ liệu mà Huygens và Cassini thu thập được sẽ còn tiếp tục cung cấp các manh mối mới về Hệ Mặt Trời và giúp các nhà khoa học thiết lập những nhiệm vụ không gian trong tương lai.

Cập nhật: 15/01/2017 Theo VnExpress
  • 52
  • 5.514