Các nhà khoa học trên tàu vũ trụ Cassini của NASA vừa có chuyến bay lên đỉnh cao nhất của Mặt Trăng Titan trên sao Thổ.
Theo đó, đỉnh cao nhất của Mặt Trăng Titan trên sao Thổ cao khoảng 3.337m, trên một ngọn núi có tên là Mithrim Montes. Phát hiện này vừa được công bố trong Hội nghị Âm lịch và Khoa học Hành tinh thường niên lần thứ 47 diễn ra tại Woodlands, Texas, Mỹ.
"Nó chưa hẳn là đỉnh cao nhất của Mặt trăng Titan trên sao Thổ, nhưng có lẽ là đỉnh cao nhất mà chúng tôi phát hiện trong thời điểm này", Stephen Wall, Phó đội radar Cassini tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, California cho biết trong một tuyên bố.
Đỉnh cao nhất của Mặt Trăng Titan trên sao Thổ cao khoảng 3.337m. (Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/ASI).
Một đỉnh núi khác cao thứ nhì cũng được tìm thấy trên Mặt trăng Titan cao khoảng 3.050m, gần với đường xích đạo của Mặt trăng Titan.
"Có nhiều bí ẩn đặc điểm địa hình chưa được giải mã, có liên quan mạnh mẽ tới giai đoạn tác động của lực vũ trụ lên bề mặt Mặt trăng Titan trên sao Thổ". Trưởng nhóm nghiên cứu Jani Radebaugh, thuộc Đại học Brigham Young ở Provo, Utah, cho biết trong tuyên bố tương tự .
Có nhiều bí ẩn đặc điểm địa hình chưa được giải mã. (Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/University of Arizona/USGS).
Nhiều chuyên gia nhận định trên Mặt trăng Titan chứa nhiều Hydro Carbon, thiếu nước dạng lỏng, đại dương tồn tại bên dưới bề mặt Mặt trăng Titan.
Các đỉnh núi này chứa nhiều băng giá, cấu trúc nền chân núi không ổn định và vững chắc như các ngọn núi đá ở Trái đất. Thế nên, điều này lý giải tại sao các đỉnh núi trên Mặt trăng Titan sao Thổ không cao bằng đỉnh Everest (29.029 feet, tương đương 8.848m) cũng như một số đỉnh núi khác trên Trái đất.