Nếu bạn là tín đồ của phim cổ trang, chắc sẽ đôi lần lướt qua mắt những chiếc nhẫn vua đeo ngón cái. Và tự hỏi liệu mỗi một chiếc nhẫn có chứa đựng một truyền thuyết và "quyền năng" riêng không?
Nhẫn hộ tiễn, thời cổ đại được gọi là “nhiếp”, là một công cụ hỗ trợ bắn cung của các vị vua cổ đại. Nó được đeo ở ngón cái của bàn tay phải. Phía dưới nhẫn có thiết kế một rãnh nhỏ để giữ dây cung khi kéo mũi tên. Chức năng của nhẫn hộ tiễn đúng như tên gọi của nó, là hỗ trợ người sử dụng cung tên, tránh việc ngón tay bị trầy xước khi kéo cung bắn.
Kỹ thuật đục trong thời cổ đại không phải là cao, vì vậy thời đó, người ta chỉ sử dụng xương của các loại động vật lớn để làm nhẫn hộ tiễn, sau đó thì phát triển thêm các loại vật liệu khác. Vào thế kỷ 17, ngoài mục đích truyền thống sử dụng trong quân sự, nhẫn hộ tiễn cũng bắt đầu mang cả tính năng trang trí.
Thời nhà Thanh, giới vương công quý tộc đặc biệt thích đeo loại nhẫn này. Hầu như mọi hoàng đế đều là một fan trung thành của nhẫn hộ tiễn. Điều này có mối liên quan đến huyết thống du mục truyền thống của họ. Việc mang nhẫn hộ tiễn cũng là một hình thức để họ tưởng nhớ về hoạt động bắn cung.
Nhẫn hộ tiễn cũng được hoàng đế nhà Thanh sử dụng để thể hiện sự kiêu ngạo của mình. Bởi lẽ bắn cung là một trong số “lục nghệ” (6 hình thức nghệ thuật) mà Khổng Tử đã khởi xướng ra từ thời cổ đại, bao gồm: Lễ tiết, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và toán số. Việc họ có thể bắn cung là minh chứng họ đã kế thừa tư tưởng của Khổng Tử một cách sâu sắc.
Bắn cung là một trong số lục nghệ mà Khổng Tử đề cập.
Khi nói đến nhẫn hộ tiễn, không thể không nhắc tới Càn Long của nhà Thanh. Trong số các món đồ nghệ thuật mà vị vua này thích, đồ sứ đứng đầu, và nhẫn hộ tiễn đứng thứ hai. Trong cuộc đời, ông cũng đã cho viết hàng trăm bài thơ và chế khắc trên hàng trăm chiếc nhẫn.
Tranh vẽ Càn Long của tác giả Lang Thế Ninh. Có thể thấy trong bức vẽ, ngón cái tay phải của ông mang một chiếc nhẫn hộ tiễn bằng ngọc.
Ngày nay, những hình thức nghệ thuật truyền thống xuất sắc như kiếm đạo hay bắn cung đều đã không còn tồn tại. Chúng ta chỉ có thể thông qua hình ảnh của những chiếc nhẫn ngự tiễn để tìm lại nét truyền thống tinh túy và tinh thần thượng võ của một nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Hãy cùng thưởng thức những chiếc nhẫn ngự tiễn đỉnh cao đang được lưu giữ trong bảo tàng Cố Cung tại Trung Quốc để có một cái nhìn tổng quát về loại cổ vật này:
Nhẫn ngự đề thanh ngọc của Càn Long
Nhẫn hộ tiễn bằng ngọc của vua Gia Khánh ngự dụng
Nhẫn hộ tiễn bằng ngọc bích được Càn Long đề thơ
Nhẫn hộ tiễn thủy tinh đế bằng thời Thanh
Nhẫn ngự đề thanh ngọc của Càn Long
Nhẫn ngự tiễn thanh ngọc niên chế Gia Khánh
Nhẫn khắc hình người làm từ bạch ngọc
“Đạo quang ngự dụng” – nhẫn khắc chữ Hỉ làm bằng thanh ngọc“
Nhẫn làm từ móng bò thời nhà thanh
Nhẫn khắc song hỉ độ vàng thời thanh
Nhẫn khắc chữ hỉ bằng ngọc có lót da thời nhà thanh
Nhẫn mạ vàng thời thanh "đồng tâm hoan lạc vạn niên giới tửu”
Nhẫn phỉ thúy lót vàng thời nhà Thanh