Bí mật Cửa Mặt trời

  •   44
  • 7.032

Ở góc Tây Bắc Quảng trường Carachacha trong Thành Tiahuanaco có một bức điêu khắc bằng đá vô cùng lớn và rất nổi tiếng, đó là Cửa Mặt trời - Là một trong những kỳ tích của nền văn minh cổ xưa có tiếng nhất Đại lục Nam Mỹ.

Cửa Mặt trời

Cửa Mặt trời (Ảnh: dudeman)

Cửa Mặt trời do một tảng nham thạch cực lớn trên núi tạo thành một cách hoàn chỉnh: cao 3,1m; rộng 3,96m và nặng hơn 10 tấn. Sở dĩ người ta gọi nơi đây là Cửa Mặt trời vì vào ngày 21 tháng 9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa đá này.

Những người đã nhìn thấy Cửa Mặt trời, không ai là không bị khuất phục trước vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Trên Cửa Mặt trời có khắc các hình vẽ rất tinh xảo, trong đó nổi bật nhất là hình vẽ Lịch Mặt trời tô điểm trên mi cửa theo chiều ngang. Chính giữa Cửa Mặt trời khắc tượng Phi thần (Thần biết bay). Theo truyền thuyết, ông chính là thánh nhân đã du nhập các loại hình nghệ thuật và chế độ vào Nam Mỹ. Đầu bức tượng đội vương miện vô cùng uy nghiêm, trong tay cầm gậy tô điểm bởi chim tọa sơn điêu, thần sắc mười phần nghiêm túc, 2 hàng lệ nhỏ xuống từ khóe mắt. Đứng hầu 2 hàng trên dưới Phi thần là các dũng sỹ oai phong. Phần dưới của Lịch Mặt trời khắc một loại đồ hình, chúng được xếp liên tục thành hình Kim Tự Tháp. Ngoài ra, ở đó còn vẽ vô vàn các đồ án và văn tự, cho đến nay vẫn chưa lý giải được hàm nghĩa của nó.

Đứng trước Cửa Mặt trời, người ta luôn đặt câu hỏi: "Cư dân của Thành Tiahuanaco cổ đại tại sao phải kiến tạo cửa đá lớn như vậy?".

Xét từ điểm tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời và

Tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời

Tia nắng Mặt trời đầu tiên xuyên qua Cửa Mặt trời
(Ảnh:  dudeman)

tiết Thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cửa Mặt trời đều có liên quan đến lịch pháp.

Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào? Người Tiahuanaco làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết Thu phân với vị trí của Cửa Mặt trời.

Trong cuốn sách "Hiện tượng ngẫu nhiên của Tiahuanaco", hai nhà khoa học Bellermi và Aluan đã nghiên cứu tỉ mỉ các đồ án và ký hiệu của Cửa Mặt trời. Họ cho rằng, phía trên của Cửa Mặt trời đã ghi lại số lượng lớn kiến thức thiên văn, sớm nhất 2.700 năm về trước, mà những tri thức này được tạo nên trên cơ sở Trái đất là hình tròn. Điều này một lần nữa làm cho mọi người đặt câu hỏi: "Người Tiahuanaco tiền sử lẽ nào lại tồn tại ở một nền văn minh đạt đến trình độ cao như vậy?".

Khi khảo sát Cửa Mặt trời, học giả Hanke người Anh đã phát hiện thấy trên mi Cửa Mặt trời còn khắc những hình động vật thời tiền sử kỳ dị nằm ngoài ý muốn. Loại động vật này có hình thể béo tốt, bốn chân hơi thô, dường như nó là loài tạp giao giữa hà mã và trâu.

Trong giới động vật ngày nay, dường như từ lâu đã không tồn tại loài động vật nào giống như vậy. Nhưng các nhà sinh vật cổ vừa nhìn thấy chúng đã nhậ

Tượng phi thần

Tượng phi thần (Ảnh: dudeman)

n ra ngay loại động vật hình thù chậm chạp trong hình vẽ là thú răng hở - một loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng.

Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Thú răng hở sống từ 1.600.000 đến 12.000 năm trước, có lẽ nó là động vật thuộc loại lưỡng cư, có tập tính sinh hoạt giống hà mã ngày nay. Nó là loài động vật có móng phổ biến nhất ở đại lục châu Mỹ đương thời. Loài động vật này dài khoảng 2,8m; cao 1,4m; có 3 ngón chân giống trâu nhưng lại thấp và không có sừng, giữa răng cửa có kẽ hở lớn, do vậy được gọi là thú răng hở. Nhưng nó sớm bị tuyệt chủng từ 12.000 năm trước. Ngày nay, những hiểu biết của con người có được về loài động vật này là từ các hóa thạch đã được phát hiện.

Vậy, tại sao loài động vật thời tiền sử đã tiệt chủng lại được vẽ trên Cửa Mặt trời? Có hơn 47 chỗ trên mi Cửa Mặt trời đều điêu khắc hình tượng của thú răng hở. Loài động vật xấu xí này không chỉ xuất hiện trên Cửa Mặt trời mà còn thấy chúng vẽ ở bất kỳ nơi nào trên các mảnh gốm vỡ cùng thời đại, trên một vài tác phẩm điêu khắc vẫn còn có hình thể hoàn chỉnh của nó.

Thực ra, các hình vẽ động vật cổ đại trên Cửa Mặt trời và Feijin chỉ có một loài thú răng hở. Trên các hình vẽ ở Cửa Mặt trời còn có một loài động vật mọc ngà và mũi dài như voi. Ngày nay, loài voi lớn ở Nam Mỹ đã bị diệt chủng. Nhưng theo các tài liệu nghiên cứu, ở thời tiền sử, châu Nam Mỹ đã từng tồn tại một loài động vật giống như loài voi có tên khoa học là Juxiak.

Những bức đồ án quây quanh tượng Phi thần

Những bức đồ án quây quanh tượng Phi thần
(Ảnh: dudeman)

Chúng thuộc loài động vật mũi dài, sinh sống đông nhất ở khu vực Tiahuanaco, đoạn phía Nam mạch núi Altis. Nhưng loài động vật này cũng sớm bị tiệt chủng từ khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên.

Loài động vật đã bị tiệt chủng từ khoảng hơn một vạn năm trước, nhiều lần xuất hiện ở Thành cổ Tiahuanaco thể hiện điều gì? Nó chỉ có thể chứng minh những người đầu tiên xây dựng thành Tiahuanaco thường nhìn thấy loài động vật này, loài voi thực sự chứ không phải căn cứ vào trí tưởng tượng để vẽ nên các hình thú răng hở trên Cửa Mặt trời. Do vậy, chúng ta có thể đưa ra phán đoán, niên đại xây dựng thành Tiahuanaco và Cửa Mặt trời không thể muộn hơn từ cuối thời kỳ canh tân đến trước 1 vạn năm trước Công nguyên.

Nhưng Kim Tự Tháp Ai cập được xây dựng khoảng 2.600 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, nền văn minh Sumer sớm được công nhận nhất trên Thế giới cũng chỉ bắt đầu từ 3.300 năm trước Công nguyên. Lịch sử loài người di cư đến châu Mỹ được dự tính khoảng 1 vạn năm trước Công nguyên mà thời gian đến châu Mỹ lại càng muộn hơn. Vậy 12.000 năm trước, ai là người xây dựng nên thành Tiahuanaco hùng vĩ và Cửa Mặt trời vô cùng kỳ diệu đó, trong khi thế giới đương thời vẫn trong cảnh mômg muội tối tăm?

Điều càng làm cho người ta nghi hoặc là Cửa Mặt trời - Một kiệt tác ngày nay không gì có thể sánh kịp lại không được hoàn thành trọn vẹn. Đó là trên mi cửa lộ rõ những hình vẽ còn dang dở. Không lẽ, đột nhiên có một ngày công việc điêu khắc bỗng dừng lại? Vậy nơi đây bổng xảy ra sự việc gì hay đó là một tai nạn bỗng nhiên ập đến?

Cửa Mặt trời (Thái Dương môn) - Cánh cửa thần bí - Cửa của trí tuệ.

H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
  • 44
  • 7.032