Các dạng cháy nắng bạn có thể gặp phải trong tiết trời nắng nóng

Làm gì khi da bị cháy nắng?
  •  
  • 1.625

Khả năng phục hồi của làn da sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn cháy nắng, có 3 dạng cháy nắng phổ biến dưới đây.

  • Cháy nắng nhẹ: Thường là sẽ đi cùng với làn da ửng đỏ và cảm giác ngứa hoặc đau nhẹ, hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Da của bạn cũng có thể sẽ bong ra sau 1 vài ngày.
  • Cháy nắng vừa: Da sẽ đỏ ửng, nổi mẩn và khi chạm vào sẽ có cảm giác nóng rát. Bạn có thể cần khoảng 1 tuần để lớp da cháy nắng có thể hồi phục, cũng tương tự cháy nắng nhẹ, đến những ngày cuối da sẽ bong ra.
  • Cháy nắng nặng: Khi bị vầy thường thì bạn cần phải đến khám bác sỹ hoặc nhập viện để điều trị. Các lớp da sẽ phồng rộpvà có màu đỏ đậm. Nếu bạn không cẩn thận có thể dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy cần được khám và phát các dạng thuốc phù hợp để xử lý.

Cháy nắng
Sau những vụ ngứa đỏ phồng rộp da bạn sẽ bắt đầu có màn lột da như da rắn.

Có nhiều yếu tố làm cho việc hồi phục sau khi cháy nắng sẽ nhanh hay chậm bởi mỗi người có 1 làn da khác nhau. Có thể liệt kê ra các yếu tố như:

  • Bạn có làn da trắng hoặc da mỏng
  • Bạn có tàng nhang hoặc tóc mỏng
  • Đi ra ngoài đường vào thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt nhất (từ 10h sáng đến 3h chiều)
  • Sống ở vùng cao
  • Sống hoặc đi chơi ở khu gần xích đạo
  • Sử dụng các dạng thuốc làm bạn nhạy cảm với các vết bỏng hơn

Cách xử lý với các dạng bầm đỏ hay cơn đau từ cháy nắng:

  • Vệt đỏ ở da hay xảy ra sau 2 hoặc 6 giờ bị cháy nắng chúng thường đạt ngưỡng sau 1 ngày và sẽ giảm dần, còn nếu bạn bị cháy nắng nặng thì sẽ mất thời gian hơn.
  • Các cơn ngứa và đau thường sẽ bắt đầu sau khoảng 6 giờ và đạt ngưỡng ở sau 1 ngày. Phải mất khoảng 2 ngày thì mấy cái cơn này mới giảm, nếu bạn thấy khó chịu có thể uống thuốc giảm đau như các dạng ibuprofen hay aspirin. Còn không bạn có thể lấy làm mát bằng khăn ẩm lên da cho đỡ ngứa ngáy.
  • Các vết phồng rộp do cháy nắng vừa hoặc nặng sẽ bắt đầu cùng cơn ngứa, khoảng 6 giờ đến 1 ngày sau khi bị cháy nắng. Thời gian để vết rộp xẹp và da trở lại như trước cũng phải mất khoảng 1 tuần. Vụ này bạn phải chú ý đừng để làm vỡ chúng bởi rất có thể sẽ làm bạn bị nhiễm trùng qua vết thương hở. Còn nếu chẳng may bị vỡ thì nên vệ sinh sách sẽ và băng lại bằng gạc ẩm.

Sau những vụ ngứa đỏ phồng rộp da bạn sẽ bắt đầu có màn lột da như da rắn, Thường là lột da sẽ bắt đầu ở giai đoạn sau của các vết bỏng nắng, và khi thay xong da thì cũng đồng nghĩa với việc da bạn đã hồi phục, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ngứa bởi các vết lên da non luôn như vậy.

Ở trên là các triệu chứng thường gặp khi bị cháy nắng, còn nếu bạn thấy có các triệu chứng như lả đi, mạch đập nhanh, nôn mửa, ớn lạnh, mơ màng... hay các dấu hiệu nhiễm trùng ở các vết phồng rộp thì cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Cách “cấp cứu” cho da khi bị cháy nắng

Khi da bị cháy nắng, bạn nên hoa các loại sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm làm dịu da.
Khi da bị cháy nắng, bạn nên hoa các loại sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm làm dịu da.

Khi da bị cháy nắng, bạn cần ngưng ngay việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm dịu da bằng cách đắp mát, thoa các loại sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm làm dịu da, bù bằng đường uống nếu có mất nước nhẹ.

Nếu đỏ da, đau rát nhiều, bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm và giảm đau đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn như có dấu hiệu của bỏng nặng, da rộp nước nhiều hay có tình trạng mất nước nhiều, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.

Để phòng ngừa làn da bị cháy nắng, tốt nhất chị em nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng từ 10h đến 16h. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, nên sử dụng áo dài tay, quần dài, nón rộng vành và đeo kính mát để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nếu muốn có làn da căng mướt, tràn đầy sức sống suốt cả ngày dài, bước thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối là không thể bỏ qua. Thêm nữa, làn da không được cung cấp đủ độ ẩm sẽ làm cho hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, tạo cơ hội cho các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động xấu đến làn da.

Cập nhật: 25/03/2020 Theo Tinh Tế/Zing
  • 1.625