Các nhà khoa học tháo gỡ bí ẩn hội chứng mũi trắng

  •  
  • 1.118

Một căn bệnh bí ẩn đã tiêu diệt 90% số lượng dơi ngủ đông ở một số hang động và mỏ than trong khu vực từ Vermont đến Virginia trong vòng 3 năm qua đã làm dấy lên vô số các câu hỏi về bản chất của căn bệnh cũng như cách thức kiểm soát nó.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh lý học của loài dơi, sinh thái nấm, độc học sinh thái, mô hình môi trường và bệnh tật, cùng những người khác sẽ gặp nhau tại hội thảo tại Viện tổng hợp sinh học và toán học quốc gia (NIMBioS) ngày 29 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 tại Đại học Tennessee, Knoxville để tìm hiểu căn bệnh và phát triển các giải pháp khống chế nó.

Các đại diện đến từ bang liên quan và cơ quan liên bang cùng các tổ chức khác cũng tham dự hội thảo. Nạn dịch này được đặt cho cái tên Hội chứng mũi trắng (WNS) do một loài nấm trắng lạ phát triển trên mõm và các phần cơ thể khác của những con dơi bị nhiễm bệnh. Trên nửa triệu con dơi đã chết trong vòng 3 năm qua do căn bệnh này. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra, mầm bệnh có khả năng là một loài nấm ưa thời tiết lạnh. Các nhà khoa học không biết liệu loài nấm này có phải là nguyên nhân duy nhất khiến dơi chết, hay nó chỉ là một mầm bệnh cơ hội tận dụng thời điểm hệ miễn dịch bị suy yếu bởi một tác nhân hóa học hay sinh học nào khác.

Người ta vẫn chưa xác định được WNS lây lan bằng cách nào nhưng có lẽ là truyền từ con dơi này sang con dơi khác. Các bằng chứng khác cho thấy con người đã mang nấm từ vùng bị nhiễm đến vùng sạch qua quần áo và đồ dùng.

Mục đích của cuộc hội thảo là nhằm xác định kiến thức về căn bệnh đồng thời phát triển các mô hình dự đoán để biết được bằng cách nào và dưới điều kiện nào căn bệnh có thể phát tán được. Về cơ bản, các mô hình sẽ được sử dụng để phát triển các chiến lược quản lý phù hợp nhằm kiểm soát bệnh.

Tom Hallam – người đồng tổ chức hội thảo kiêm giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Tennesse, Knoxville – cho biết cho đến nay hai chiến lược quản lý đã được đề ra để kiểm soát việc lây lan dịch bệnh. Chiến lược đầu tiên là loại bỏ mọi hoạt động của con người trong hang động, việc này đã được thực hiện ở miền đông Hoa Kỳ. Chiến lược thứ hai là làm nóng một phần hang động ngủ đông để giúp dơi giữ được năng lượng trong những lần thức dậy sau khi ngủ đông, từ đó dơi sẽ không cần phải rời hang động để tìm kiếm thức ăn trước khi mùa xuân đến. Căn bệnh đã làm xáo trộn chu trình ngủ đông của dơi, do vậy nó khiến cho dơi trở nên thiếu trọng lượng nghiêm trọng.

Những con dơi bị hội chứng mũi trắng. (Ảnh: wildwildweather)

Hallam cho biết: “Tuy nhiên không chiến lược nào được nhìn nhận một cách nghiêm túc dưới góc độ khoa học”.

Gary McCracken – đồng tổ chức hội nghị kiêm giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Tennesse, Knoxville – cho biết dơi dường như có khả năng kháng bệnh, những con dơi bản xứ ở châu Âu miễn dịch được với căn bệnh này. Khía cạnh đó cần phải được nghiên cứu sâu hơn. “Căn bệnh không tiêu diệt mọi loài dơi. Đối với những loài nhiễm bệnh, chỉ có 5-10% số lượng dơi sống sót, đây là tỉ lệ tồn tại có thể phát triển được về sau. Với bằng chứng dơi kháng nấm và nó không phải là mầm bệnh gây nguy hiểm đối với dơi bản xứ ở Châu Âu, có khả năng sự lây lan của căn bệnh cũng chính là giới hạn của nó,” McCracken cho biết.

Loài dơi ăn một lượng côn trùng mỗi đêm gần bằng 2/3 trọng lượng cơ thể của nó, dơi giúp kiểm soát côn trùng, về cơ bản nó giúp làm giảm lượng thuốc trừ sâu được dùng cho mùa màng. Dơi cũng đồng thời giữ một vai trò sinh thái quan trọng trong việc phụ phấn cho cây và phân tán hạt.

Vào tháng 4, Dịch vụ rừng Hoa Kỳ đã ban hành một lệnh khẩn cấp đóng cửa các hang và mỏ than tại 33 bang trong vòng 1 năm, trong khi đó các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm hiểu về căn bệnh. Vào năm 2009, WNS lan tới miền nam từ New England đến tây Virginia và Virginia, hiện nó đang đe dọa lấn chiếm vùng đông nam. Công viên quốc gia núi Great Smoky cũng phải đóng cửa mọi hang động phục vụ công chúng mặc dù chưa phát hiện mầm bệnh tại đây.

G2V Star (Theo PhyrOrg)
  • 1.118