Đây có thể là câu hỏi dễ bị nhầm là dòng mở đầu của một trò đùa liên quan đến côn trùng: Làm sao để một con bọ rùa có dương vật dài hơn cả cơ thể nó giao phối với bọ cái mà không gây tổn thương hay bị gãy?
Tuy nhiên, câu trả lời có thể giúp cải tiến phương pháp luồn ống thông y tế theo cách an toàn hơn hiện nay.
Các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp giao phối của loài bọ rùa sống trên cây khế đã phát hiện ra nhiều đặc điểm khác thường giúp bộ phận sinh dục cực dài với phần đầu mềm và cong như lưỡi câu của loài động vật này làm việc của nó.
Hình ảnh bộ phận dương vật dài hơn cơ thể của loài bọ rùa sống trên cây khế. (Ảnh: Livescience).
Nếu chỉ qua sẽ thấy hoạt động tình dục của loài bọ rùa gần như là điều không thể.
Biểu đồ cho thấy cơ quan sinh dục của con bọ rùa cái giống như đường xoắn ốc, nên dương vật của con bọ đực phải luồn lách qua nhiều vòng để có thể giao phối.
Và bằng cách nào đó, con bọ đực có thể hoàn tất hành trình này mà không bị gãy bộ phận sinh dục.
Trong một nghiên cứu mới vừa đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học ở ĐH Kiel (Đức) soi dưới kính hình hiển vi bộ phận sinh dục của những con bọ rùa đã được giải phẫu và thử bẻ cong bộ phận này để hiểu rõ hơn cách thức hoạt động kỳ lạ của nó.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra là bộ phận sinh dục rất dài đó khác nhau về độ cứng ở từng khúc.
Phần chân của bộ phận này rất cứng nhưng càng đến phần đầu càng mềm, giúp nó có thể luồn lách qua nhiều khúc cong.
Hình dưới cùng bên trái là biểu đồ bộ phận sinh dục của bọ rùa cái. Bộ phận sinh dục của bộ rùa đực phải luồn qua cấu trúc xoắn nhiều tầng như vậy để làm nhiệm vụ giao phối. (Ảnh: Livescience).
Dương vật của bọ rùa là một trong nhiều cấu trúc siêu dài để phục vụ những mục đích quan trọng trong thế giới côn trùng. Một số loại côn trùng có ống dẫn trứng hay những chiếc mũi siêu dài, giúp con vật thực hiện các nhiệm vụ khó như luồn sâu vào cấu trúc mỏng mà không gây tổn hại. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế hoạt động đó giúp các chuyên gia y tế khắc phục một số thách thức trong quy trình luồn ống thông y tế.
“So sánh những nét tương quan về cấu trúc giữa hệ thống sinh học của dương vật bọ cánh cứng và ống thông y tế trong việc luồn vào những cấu trúc dài và mỏng trong không gian hẹp, kết quả của chúng tôi có thể cung cấp một số gợi ý để cải tiến thêm quy trình luồn ống thông y tế hiện này”, các tác giả viết trong bài báo.
Bọ rùa sống trên cây khế.
Theo nhóm nghiên cứu, hạn chế lớn nhất trong quá trình luồn ống thông y tế là nguy cơ gây ra biến chứng do nhiều yếu tố khác nhau như vị trí đầu không chính xác.
Các nhà nghiên cứu nói rằng cơ chế của bọ rùa sống trên cây khế nên được cân nhắc và nghiên cứu thêm để có hình ảnh rõ ràng hơn về cơ chế hoạt động của chúng.
“Dù có những hạn chế trong việc thay đổi cấu trúc của ống thông y tế do mục đích sử dụng phức tạp và đa dạng, nhưng hệ thống tự kiểm soát của bộ phận sinh dục của bọ rùa trên cây khế có tiềm năng ứng dụng vào mục đích này”, nhóm nghiên cứu đề xuất.