Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.
Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút.
Dân gian ta có câu:
Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.
Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.
(Tây ở đây là Hướng Tây)
Tức là ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm lịch (từ mùng 1 Âm lịch đến mùng 14 Âm lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
Những ngày trước rằm Âm lịch thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng "Phương pháp Owen Doff" để xác định phương hướng cũng được.
Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.
Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng... thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh tìm được lối về.
Trước hết, nếu có bản đồ trong tay, ta có thể sử dụng các dấu hiệu, các địa vật đặc biệt. Thí dụ: một cây cầu, một con đường quốc lộ... mà ta đã biết rõ hướng và vị trí của nó trên bản đồ. Có thể xác định vị trí nơi ta đứng, trên cơ sở đó phân biệt các hướng khác nhau.