Có thể bạn đang khó chịu khi những nốt mụn xuất hiện trên da mình. Nhưng nếu nặn chúng, bạn thậm chí còn làm tăng tình trạng viêm nhiễm và gây hại cho làn da của mình.
Để bắt đầu, chúng ta cần phải hiểu rõ cấu trúc của làn da. Trên da có các lỗ chân lông, dưới lỗ chân lông là những túi nhỏ gọi là tuyến bã nhờn. Các tuyến này tiết ra chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn các sợi lông, tóc và không thấm nước. Bã nhờn tốt cho lông và tóc, nhưng nó cũng là nguyên nhân tạo ra loại vi khuẩn có tên gọi Propionibacterium Acnes.
Việc nặn mụn sẽ mở ra cánh cửa để vi khuẩn trên ngón tay của bạn xâm nhập vào mụn.
Thông thường vi khuẩn này sống vô hại trên da của bạn. Nhưng khi hormone giới tính tăng cao (do dậy thì, kinh nguyệt, stress, thiếu ngủ…), tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dẫn tới mất kiểm soát. Chúng tạo ra một lượng lớn bã nhờn dư thừa đủ để phủ kín lỗ chân lông. Lỗ chân lông khi đó trở thành nguồn thực phẩm dồi dào cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển.
Số lượng vi khuẩn tích tụ ngày càng tăng kích hoạt cơ chế báo động trong cơ thể. Cơ thể xác nhận đó là mối đe dọa và gửi tới các tế bào bạch huyết để tiêu diệt nhóm vi khuẩn đang gia tăng bất thường kia. Kết quả là khu vực này phản ứng thành viêm. Bề mặt da sưng, tấy đỏ và tạo thành nốt mụn.
Tuy nhiên việc nặn mụn lúc này sẽ mở ra cánh cửa để vi khuẩn trên ngón tay của bạn xâm nhập vào mụn. Điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và nhiễm trùng. Bởi lỗ chân lông sẽ tiếp tục mở rộng và nốt mụn sẽ lâu khỏi. Do vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn quyết định nặn một nốt mụn.