Vào đầu những năm 1800, vấn nạn đào mộ trộm xác diễn ra phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Anh, Mỹ. Điều này xuất phát từ nhu cầu của sinh viên ngành y muốn nghiên cứu giải phẫu cơ thể người. Vì vậy, để ngăn chặn mộ tặc, người xưa đã có những "độc chiêu" bảo vệ thi hài người thân.
Những chiếc lồng bảo vệ thi hài sẽ được đặt trong khoảng 10 tuần.
Đây là một cách chống đào mộ trộm xác của người xưa. Theo đó, những chiếc lồng sắt kiên cố sẽ được lặp tại ngôi mộ để ngăn những kẻ trộm mộ đào quan tài nên để lấy cắp thi thể người chết.
Những chiếc lồng bảo vệ thi hài sẽ được đặt trong khoảng 10 tuần. Người xưa làm như vậy vì sau 10 tuần, thi thể người quá cố đã phân hủy khá nhiều. Do vậy, những xác chết này sẽ không thể được sử dụng để bán cho sinh viên y khoa thực hiện các thí nghiệm giải phẫu.
Thỉnh thoảng, một số lồng sắt được cố định vĩnh viễn ở ngôi mộ. Nhờ vậy, người quá cố sẽ không bao giờ bị kẻ trộm phá hoại nơi an nghỉ.
Dùng quan tài sắt sẽ khiến những tên mộ tặc gặp nhiều khó khăn để lấy trộm tử thi.
Để ngăn kẻ gian trộm xác người chết, người xưa còn sử dụng những cỗ quan tài làm bằng sắt.
Do làm từ sắt nên những cỗ quan tài chứa thi hài người chết vô cùng kiên cố và nặng nên những tên mộ tặc gặp nhiều khó khăn để lấy trộm tử thi. Đa số các trường hợp ngôi mộ bị kẻ gian đào quan tài lên để lấy cắp thi thể diễn ra trong vài tuần đầu tiên sau khi người chết được chôn cất.
Kẻ trộm mộ không thể nhấc được những khố đá lên chỉ với sức của 1 hoặc 2 người.
Đối với những gia đình không khá giả, người ta sử dụng những khối đá có kích thước lớn và nặng đặt phía trên ngôi mộ chứa quan tài người chết để ngăn mộ tặc đào lên.
Theo đó, những kẻ trộm mộ không thể nhấc được những khố đá lên chỉ với sức của 1 hoặc 2 người. Sau một thời gian, thi hài người quá cố đã phân hủy nhiều, thân nhân người quá cố sẽ di chuyển những khối đá trên ra chỗ khác và đặt vào đó tấm bia mộ.