Cáy đổi màu vỏ để phòng thân

  •  
  • 301

Những con cáy vỏ xanh nhỏ xíu thay đổi màu sắc để tránh bị những con chim săn mồi nuốt chửng. Từ màu xanh dương, chúng đổi sang màu sẫm hơn.

Các nhà khoa học từ lâu vẫn thắc mắc về khả năng đổi màu vỏ của con cáy. "Khi bạn bắt chúng, lập tức chúng sẽ chuyển sang màu xám xịt", tiến sĩ Jochen Zeil tại Đại học quốc gia Australia nói.

(Ảnh: ABC Online, VNE)
Để tìm ra câu trả lời, Zeil và cộng sự đã tìm hiểu loài cáy Uca vomeris sống trên các bãi đất lầy ở bờ biển đông bắc Australia. "Ở một chỗ những con cáy này trông rất tối tăm, ở chỗ khác chúng lại sặc sỡ",
Zeil nói. "Chúng tôi muốn tìm hiểu vì sao điều này xảy ra".

Các nhà nghiêm cứu tìm hiểu sự thay đổi của các con cáy ở 3 khu vực khác nhau, nơi chúng có màu xám, sặc sỡ và hỗn hợp. Họ tìm thấy có rất nhiều con chim ăn cáy ở gần khu vực có cáy xám. "Ở nơi mà những con cáy trông sặc sỡ, có ít chim săn mồi hơn", Zeil cho biết.

Để kiểm chứng, nhóm sắp đặt một cuộc thí nghiệm để xem các con cáy có đổi màu vỏ khi đối mặt với đe doạ.

Họ cho 2 con cáy sặc sỡ sống cạnh nhau và ngăn cánh bằng một tấm gỗ. Một con có cuộc sống bình thường tiếp diễn. Con kia luôn bị đe doạ bởi sự xuất hiện của một con chim săn mồi, mà thực ra là một miếng bọt biển màu đen. Cua cáy nhìn rất kém, nên sự xuất hiện của một quả bóng đen cũng để khiến chúng tin rằng kẻ săn mồi đang tới.

Trong vài ngày, con cua bị đe doạ đã chuyển màu vỏ sang màu xám xịt hơn, trong khi con cua còn lại vẫn sặc sỡ như cũ.

Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ tìm hiểu liệu giữ nguyên màu sắc xám xịt như vậy có ảnh hưởng tới mối quan hệ với môi trường xung quanh của chúng.

M.T.

Theo ABC Online, Vnexpress
  • 301