Các nước châu Âu đã thỏa thuận sẽ đóng góp kinh phí để xây dựng kính thiên văn vũ trụ lớn nhất thế giới SKA với an-ten rộng tới một ki-lô-mét vuông.
Như vậy, kính thiên văn này có an-ten gấp 200 lần an-ten của kính thiên văn vũ trụ Lovell lớn nhất hiện nay của Trường đại học Man-che-xtơ (Anh).
Kính thiên văn SKA dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020, có thể phát hiện các chương trình phát thanh-truyền hình (nếu có) từ các ngôi sao gần Trái Đất. Thiết kế của SKA cho phép kính thiên văn này quan sát sâu trong vũ trụ và có thể tìm ra câu trả lời cho các vấn đề còn rất mơ hồ hiện nay đối với khoa học như năng lượng tối hoặc cấu trúc hình thành nên các thiên hà trong vũ trụ.
SKA cũng sẽ được sử dụng để kiểm nghiệm thuyết tương đối của nhà bác học Anh-xtanh cũng như làm sáng tỏ các nghiên cứu hiện nay về các chuẩn tinh ở rất xa Trái Đất, vốn là nguồn bức xạ điện từ rất mạnh trong vũ trụ; các ẩn tinh hiện chỉ phát hiện được qua tín hiệu ra-đi-ô và là đồng hồ thời gian chính xác nhất trong vũ trụ, cũng như các bức xạ còn lại từ vụ nổ lớn Bigbang hình thành vũ trụ.
Sử dụng tín hiệu hi-đrô, SKA sẽ giúp các nhà thiên văn xác định vị trí và trọng lượng của hàng tỷ thiên hà trong vũ trụ.