Những dấu vết còn lại trong một ngôi mộ tập thể của lính La Mã vào năm 200 sau Công nguyên cho thấy, người Ba Tư đã sử dụng vũ khí hóa học từ rất sớm.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Leicester đưa ra kết luận dựa trên những phát hiện hỗn hợp khí độc trong một ngôi mộ của 20 lính La Mã cùng với vũ khí được tìm thấy tại Syria.
Những người lính này đóng ở Dura-Europos, một thành trì của La Mã bên bờ sông Euphrates. Họ có nhiệm vụ bảo vệ thành trước sự vây hãm của quân Ba Tư vào khoảng năm 256.
Người Ba Tư không chỉ biết dùng vũ khí hóa học mà còn còn ghi nhận chiến thuật quân sự vây hãm của họ đã rất phát triển.
Không có nhiều tư liệu lịch sử về trận chiến này nhưng theo các nhà khảo cổ, quân Ba Tư đã vây hãm thành trì và đào những đường hầm xuyên qua tường thành nhằm xâm nhập vào trong. Chiến thuật này bị quân La Mã phát hiện và đã có những cuộc đụng độ dưới các đường hầm. Trong một cuộc chạm trán, quân Ba Tư dùng thổi khí độc để diệt gọn nhóm lính La Mã. Đó là lý do họ tìm thấy vũ khí trong ngôi mộ.
Tiến sĩ Simon James ở ĐH Leicester cho biết: "Phân tích kỹ vị trí các thi thể cho thấy họ đã dồn ứ ở miệng đường hầm và bị quân Ba Tư hạ độc".
Di tích trận địa Dura-Europos và những thi hài chết trong đường hầm nghi do chất độc.
Vũ khí hóa học mà quân Ba Tư sử dụng có thể là hỗn hợp khí chứa SO2 sinh ra trong các chất cháy thường tẩm trong các viên đạn bắn bằng súng bắn đá.
“Phát hiện thật mới mẻ và có phần kinh hoàng, những người lính hẳn đã quằn quại khi chết ngạt. Tôi nghĩ rằng đây là bằng chứng khảo cổ học xưa nhất về vũ khí hoá học từng được biết”, tiến sĩ James nói.
Ông cho biết, đã có một văn bản cổ kể về quân Hy Lạp cũng đã dùng một chiến thuật tương tự để chống lại quân La Mã, nhưng đây là lần đầu tiên có một dấu vết cụ thể.
Phát hiện mới còn thay đổi quan niệm cho rằng, quân Ba Tư không giỏi trong việc vây hãm. "Người Ba Tư cũng xảo quyệt giống người La Mã, tường thành đã không bị phá hủy nhưng quân La Mã vẫn thất bại", tiến sĩ James nói.
Ý tưởng sử dụng vũ khí hóa học tiếp tục phát triển theo thời gian. Nhà sử học David Hume của nước Anh, kể lại, vào thời đại của vua Henry III (1216 - 1272 SCN), Hải quân Anh đã đánh bại một hạm đội xâm lược của Pháp, thông qua việc sử dụng súng cối vôi, làm mù mắt kẻ thù và ngăn chặn chúng.
Vào thế kỷ 15, Leonardo da Vinci đã đề xuất việc sử dụng một hỗn hợp bột kết hợp sulfide, asen và verdigris để gây ngạt thở. Người ta không biết liệu vũ khí này có thực sự được sử dụng trong chiến tranh hay không.
Vào năm 1672 Công nguyên, Giám mục của Munster đã sử dụng vũ khí chết người trong cuộc vây hãm thành phố Groningen của Hà Lan. Một trong những thiết bị như vậy là chất nổ chứa đầy Deathly Nightshade, một loại cây thân thảo, khi trồng lâu năm sẽ sinh ra độc hại. Khói của nó sẽ làm cho kẻ thù tê liệt.
Tuy nhiên, phải đến thời kỳ công nghiệp vào thế kỷ 19, khái niệm hiện đại về chiến tranh hóa học mới xuất hiện cùng với sự phát triển của lĩnh vực hóa học. Chính từ thời điểm này trở đi, nhiều loại vũ khí hóa học đã được phát triển được thiết kế và sử dụng để gây thương tích và tử vong hàng loạt.