Chiêu trò các thương hiệu nổi tiếng sử dụng để "móc túi" người tiêu dùng

  •   44
  • 4.317

Khi đi mua sắm, bạn sẽ gặp phải vô số những "cái bẫy" dẫn đến tình trạng hết sạch tiền sau đó.

Lần trước, chúng ta đã từng lật tẩy được nghệ thuật kinh doanh giúp các siêu thị "móc túi" khách hàng một cách dễ dàng như thế nào.

Thương trường là chiến trường, nên tất nhiên không chỉ siêu thị mà các công ty, doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng có những chiêu thức phù hợp để thu hút khách hàng. Đó là những chiêu thức gì, hãy cùng tìm hiểu xem.

1. Đưa ra sản phẩm "mồi nhử" để "câu" khách hàng mua thứ khác

Chiêu thức này còn được gọi là lựa chọn mồi - decoy option. Về cơ bản, có thể hiểu đây là cách các doanh nghiệp thúc đẩy doanh số kinh doanh. Nếu như gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm có giá thành đắt, hãy đưa ra lựa chọn thứ 3 sao cho các lựa chọn ban đầu trở nên "bớt đắt hơn".

Để bán được chai rượu 30 USD, các nhãn hàng đưa thêm một lựa chọn khác đắt hơn.
Để bán được chai rượu 30 USD, các nhãn hàng đưa thêm một lựa chọn khác đắt hơn, khiến mức giá còn lại trở nên hợp lý, kích thích khách hàng bỏ tiền ra.

Đây có lẽ là một trong những "mánh" kinh điển mà các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trên toàn thế giới đều áp dụng. Có thể lấy ví dụ như các cửa hàng fastfood như McDonald, KFC, BigMac... tất cả đều có "lựa chọn mồi" trong menu của mình.

Cái bánh ở giữa chính là lựa chọn mồi.
Cái bánh ở giữa chính là lựa chọn mồi. Nếu chỉ có bánh nhỏ và to, mức chênh lệch giá tiền sẽ khá lớn. Nhưng với sự xuất hiện của chiếc bánh thứ 3, người tiêu dùng chỉ phải trả thêm 0,5 bảng để ăn chiếc bánh to.

2. Chiêu trò hàng sắp hết, hoặc số lượng có hạn

"Hàng hot, số lượng có hạn" - chắc các bạn đã từng nghe thấy câu nói này trong những mẩu quảng cáo trên TV rồi. Và đây cũng là một trong các mánh lới được các nhãn hàng áp dụng để kích thích nhu cầu mua hàng, dựa trên tâm lý khao khát hàng hiếm của con người.

Con người ta thường có xu hướng nhắm đến các mặt hàng với số lượng có hạn.
Con người ta thường có xu hướng nhắm đến các mặt hàng với số lượng có hạn.

Cụ thể, con người ta thường có xu hướng nhắm đến các mặt hàng với số lượng có hạn. Điều này được chứng minh trong một thí nghiệm vào năm 1975 trên 200 người.

Các ứng viên được cho xem 2 hộp bánh quy (cùng loại): hộp đầu tiên có 10 cái, hộp còn lại chỉ có 2 cái. Và thật ngạc nhiên, tất cả mọi người đánh giá bánh trong hộp ít có giá trị hơn.

Thông thường khi chọn mua hàng, bạn sẽ thấy tình trạng của hàng còn hay hết.
Thông thường khi chọn mua hàng, bạn sẽ thấy tình trạng của hàng còn hay hết.

Các nhãn hiệu cho phép mua hàng trực tuyến hiện nay đều áp dụng chiêu bài này. Thông thường khi chọn mua hàng, bạn sẽ thấy tình trạng của hàng còn hay hết. Nhưng nhằm giúp khách hàng... quyết đoán hơn, các hãng sẽ thêm một dòng "low stock" - tức là hàng còn rất ít.

Cũng có ý kiến cho rằng các hãng cố tình thêm dòng đó để giải quyết các mặt hàng còn tồn kho quá nhiều.

3. Mua like, câu share, thuê khách hàng

Về cơ bản, con người thường có xu hướng làm theo những gì đám đông đang thực hiện. Hiện tượng này được gọi là "tâm lý bầy đàn". Theo nhà tâm lý học Robert Cialdini, các show hài kịch trên TV được lồng thêm tiếng cười trong đó là vì lý do này.

Con người thường có xu hướng làm theo những gì đám đông đang thực hiện.
Con người thường có xu hướng làm theo những gì đám đông đang thực hiện.

Các nhãn hàng đã lợi dụng tâm lý này trên các phương tiện truyền thông. Cụm từ "mua like Facebook" - bạn có thấy quen không? Mục đích cũng chỉ là để khách hàng thấy nhãn hiệu có rất nhiều người theo dõi. Và trong thời buổi hiện nay, nhiều người theo dõi đồng nghĩa với uy tín được khẳng định.

Ngoài ra, cũng có một số cửa hàng mới khai trương thuê một lượng khách không nhỏ đến cửa hàng nhằm thu hút thêm khách hàng "xịn" về sau.

4. Niêm yết giá cao rồi sale "khủng"

Theo các chuyên gia tâm lý, chúng ta đã dễ dàng bị các doanh nghiệp "đưa vào tròng" vì một hiện tượng mang tên "hiệu ứng neo đậu" - Anchoring effect.

Cụ thể, con người chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên những thông tin ban đầu chúng ta nhận được. Ví dụ như về trường hợp mua một chiếc xe.

Giá trên nhãn của chiếc xe là 25.000 USD nhưng người bán cho bạn một giá ưu đãi là 20.000 USD. Niềm tin của bạn về giá trị của chiếc xe "neo đậu" ở mức 25.000 USD, và nhiều khả năng bạn sẽ "xuất tiền" cho chiếc xe đó.

Con người chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên những thông tin ban đầu chúng ta nhận được.
Con người chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên những thông tin ban đầu chúng ta nhận được.

Đây cũng là một chiến thuật được áp dụng bởi rất nhiều nhãn hiệu trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Theo các khảo sát thị trường, bạn có thể sẽ sẵn sàng trả vài triệu đồng cho một đôi giày Adidas nếu như nó được sale một nửa.

Và bạn đã hiểu vì sao mình phải chịu cảnh... viêm mang túi mỗi khi mùa sale về rồi chứ?

5. Lời tri ân khách hàng

Đơn giản là vì con người thích nghe kể chuyện. Theo hai nhà tâm lý học Christopher Chabris và Daniel Simons, chúng ta luôn đánh giá các câu chuyện thực tế cao hơn số liệu khô khan, vì trải nghiệm của con người có thể kích thích não bộ.

Tất cả các nhãn hàng, cửa hiệu đều tích cực khuyến khích khách hàng để lại đánh giá một cách chi tiết nhất.
Tất cả các nhãn hàng, cửa hiệu đều tích cực khuyến khích khách hàng để lại đánh giá một cách chi tiết nhất.

Chính vì thế, tất cả các nhãn hàng, cửa hiệu đều tích cực khuyến khích khách hàng để lại đánh giá một cách chi tiết nhất.

Trên mỗi website cũng đều có khu vực dành riêng cho đánh giá (review) của khách hàng. Trong các khảo sát, một cửa hàng nhận được nhiều review tốt thường có doanh thu tăng lên trông thấy.

Cập nhật: 17/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 44
  • 4.317