Chim sâu và những thông tin cơ bản về loài chim này

Những điều chưa biết về chim sâu
  •   4,215
  • 46.986

Chim sâu hay chim sâu xanh, chim chích bông là loài chim thuộc bộ Sẻ, xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín, có ích cho nông nghiệp vì thức ăn chính của chúng là sâu. Chim sâu cũng được biết đến là một trong những loài chim cảnh được nuôi khá phổ biến hiện nay.

  • Tên thường gọi: chim sâu
  • Tên gọi khác: chim sâu xanh, chim chích bông
  • Danh pháp khoa học: Dicaeidae
  • Ngành: động vật có dây sống
  • Lớp: chim
  • Bộ: sẻ
  • Cân nặng: 5,7 – 12 g
  • Kích thước: 10 – 18 cm

Tuổi thọ trung bình: chưa xác định

Đặc điểm hình dáng và tính cách của chim sâu

Chim sâu rất nhanh nhẹn và linh hoạt.
Chim sâu rất nhanh nhẹn và linh hoạt.

  • Chim sâu có cơ thể mập mạp, cổ, đuôi và chân ngắn
  • Đôi mắt tròn xoe, có hồn và có chiều sâu; mỏ ngắn, cong và dày; lưỡi dài, hình ống
  • Bộ lông dài, dày, bóng mượt và không xoắn vào nhau, xỉn màu, thường có màu xanh lá đặc trưng; tuy nhiên, một vài chim sâu trống có bộ lông màu đỏ tươi hoặc đen bóng
  • Chim sâu có hệ tiêu hóa đặc biệt, được tiến hóa giúp chim có thể thích nghi với việc tiêu hóa có hiệu quả các loại quả mọng
  • Chim sâu rất nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh và linh hoạt khi chuyền từ cành cây này sang cành cây khác.
  • Chim sâu hót hay, giọng thanh, cao vút, chúng có thể hót liên tục không ngừng nghỉ, thậm chí có thể hót khi đang chuyền cành.

Phân biệt chim sâu trống và chim sâu mái

Chim sâu trống có 2 sợi lông đuôi dài hơn so với lông ở những vị trí khác
Chim sâu trống có 2 sợi lông đuôi dài hơn so với lông ở những vị trí khác.

Chim sâu trống và chim sâu mái có vẻ ngoài khá giống nhau, vì vậy, những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi và chơi chim cảnh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giới tính của chim sâu, nhất là ở giai đoạn chuyển (thời kỳ chim sâu đang hoàn thiện về bộ lông). Tuy nhiên, nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo cách phân biệt chim sâu trống và chim sâu mái với một số đặc điểm khác nhau sau đây:

  • Viền lông trước ngực: chim sâu trống sẽ có màu đen đậm; ngược lại chim sâu mái sẽ có viền lông màu nhạt hơn
  • Chim sâu trống có 2 sợi lông đuôi dài hơn so với lông ở những vị trí khác, còn gọi là đuôi lau; trong khi chim sâu mái thì không có đặc điểm này.

Thức ăn của chim sâu

Thức ăn chính của chim sâu là sâu quy. Ngoài ra, chim sâu cũng có thể hút mật hoa, ăn quả mọng, cào cào non, nhện và sâu bọ. Trong điều kiện nuôi nhốt, chim sâu cũng có thể ăn trứng kiến, hoặc cám chuyên dụng dành cho chim cảnh được bày bán phổ biến ở các cửa hàng bán thức ăn cho chim hay siêu thị.

Nuôi chim sâu đúng cách

  • Chim sâu được nuôi trong lồng tre có khoảng cách nan và chiều cao vừa phải, bên trong lồng được bố trí 1 khay đựng thức ăn (trứng kiến hoặc cám), 1 khay đựng sâu khô, 1 khay đựng nước. Người nuôi cần thường xuyên bổ sung thức ăn, nước uống cho chim, tránh trường hợp để chúng lả đi vì đói. Ngoài ra, cũng phải chú ý làm vệ sinh lồng, khay đựng thức ăn, thay nước cho chim khi cần thiết.
  • Trường hợp bắt đầu nuôi chim sâu non, người nuôi phải giành thời gian đút cho chúng ăn. Thức ăn tốt nhất cho chim sâu ở gian đoạn này là cào cào.
  • Trường hợp bắt đầu nuôi chim sâu sau khi bẫy được, người nuôi nên trùm một chiếc áo lồng, chỉ hé một khe nhỏ và để trong khoảng 2 ngày để chim thích nghi với điều kiện nuôi nhốt (vì lúc này chim rất nhát người) rồi từ từ mở rộng áo lồng và mở hẳn khi chim thực sự quen. Lưu ý trong thời gian trùm áo lồng, người nuôi phải đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn và nước uống cho chim.
  • Trường hợp nuôi chim sâu đẻ, người nuôi cần lưu ý đến việc đặt vị trí lồng ở đâu và che đậy lồng như thế nào, vì lúc này, chim sâu rất nhạy cảm, chúng có thể bay nhảy loạn xạ nếu cảm thấy sợ hãi. Ở giai đoạn này, lồng nên được che chắn toàn bộ, chỉ để trống phần cửa để thay mới thức ăn và nước uống mỗi ngày. Ngoài ra, trong lồng cũng phải bố trí thêm một chiếc rổ nhỏ, có rơm rạ để chim sâu làm tổ và đẻ trứng; lồng chim phải được treo ở vị trí khuất gió, lý tưởng nhất là những nơi có cây cối xung quanh.
  • Người nuôi cũng cần lưu ý thường xuyên tiếp xúc với chim sâu để chúng không bị nhát người

Tập tính sinh sản của chim sâu

Tổ của chim sâu thường có dạng hình bọng.
Tổ của chim sâu thường có dạng hình bọng.

Chim sâu thường tạo thành các cặp một vợ một chồng để làm tổ và sinh sản. Tổ của chim sâu thường có dạng hình bọng, được làm từ các loại sợi thực vật treo lơ lửng trên các cành cây nhỏ hay cây bụi. Chim sâu đẻ trứng, thường đẻ khoảng 1 – 4 trứng mỗi lần. Trứng sẽ nở sau khoảng 10 – 12 ngày ấp, chim sâu con mới sinh rất yếu, không mở mắt và không có lông, chúng sẽ mọc đủ lông đủ cánh sau đó 15 ngày.

Một số thông tin thú vị khác

  • Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, chim sâu cũng tồn tại cá thể chim ái nam ái nữ, tức không thể phân biệt được giới tính.
  • Chúng sở hữu chiếc đuôi không khác gì chim sâu mái nhưng lại có 2 viền rất đậm giống đặc điểm nhận dạng chim sâu trống.
Cập nhật: 19/09/2024 Theo thegioidongvat
  • 4,215
  • 46.986