Chim sẻ là loài chim thường gặp nhất, đâu đâu cũng có chúng, từ rìa làng, sân phơi đến ruộng lúa… Chỉ cần nhìn qua cái mỏ hình nón, thô ngắn và khỏe là đủ biết chúng mổ hạt “ác” như thế nào. Ấy vậy mà mùa sinh sản, chúng lại tíu tít tìm sâu cho chim non.
Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn; đầu tròn, đuôi ngắn và mỏ hình nón, cứng.
Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng.
Chim sẻ xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hay trong hốc cây, thậm chí trên các dây điện treo lơ lửng trên không. Lúc này, chim sẻ đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ, đồng thời nỗ lực quyến rũ những con cái. Chim sẻ cái nào đồng ý giao phối với chim sẻ đực sẽ cùng nhau xây tổ chung. Tuy nhiên, loài chim này được chứng minh là không chung thủy.
Chim sẻ sinh sản vào dịp xuân hè, khi nắng ấm và đúng mùa côn trùng nở rộ. Chim sẻ mái đẻ từ 3-5 trứng mỗi lứa; trứng sẽ được ấp trong vòng từ 12-15 ngày. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau chăm sóc trứng và chim con. Chúng đi tìm sâu và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Chim sẻ con sau khi được 15 ngày sinh sẽ có thể rời tổ bay lượn bình thường.
Do chim sẻ non cần lượng dinh dưỡng cao để mau lớn và chức năng dạ dày còn kém, không thể nghiền nát và tiêu hóa các loại hạt nên chim sẻ mẹ buộc phải dùng sâu để nuôi con.
Chim sẻ là một trong những loài chim có số lượng đông đảo nhất trên thế giới. Từ những căn nhà cao tầng ở thành phố cho đến những cánh đồng ở thôn quê, đâu đâu chúng ta cũng có thể nhận thấy sự hiện diện của loài chim này.
Được biết, sẻ là một loài chim chủ yếu ăn hạt. Hàng ngày, chúng thường lui tới những cánh đồng và nơi có những các loại cây ngũ cốc để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, khi đến mùa sinh sản, loài chim này lại ríu rít đi tìm sâu cho con.
Chim sẻ nuôi con.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về loài chim, nguyên nhân dẫn đến việc này là do chim non trưởng thành nhanh, nên khả năng trao đổi chất của chúng rất mạnh. Do đó, sẻ non cần được cung cấp đầy đủ những thức ăn giàu dinh dưỡng để phục vụ cho nhu cầu phát triển hàng ngày.
Bên cạnh đó, do khi còn nhỏ, chức năng của hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nên dạ dày của sẻ non chưa thể tiêu hóa được các loại quả, hạt ngũ cốc cứng. Vì vậy, sẻ mẹ buộc phải tìm các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, mềm để nuôi chim con và những thức ăn có đầy đủ những yếu tố trên chính là sâu bọ, cào cào, châu chấu...
Tuy nhiên, không phải chim sẻ bố mẹ sẽ nuôi chim con bằng sâu bọ cho đến khi trưởng thành, mà chỉ dùng thức ăn này cho đến khi chim con có thể tiêu hóa được các loại hạt ngũ cốc. Đến lúc đó, chúng sẽ bắt đầu cho sẻ con tập ăn hạt.
Trong thiên nhiên hoang dã, không chỉ có mỗi chim sẻ là có cách nuôi con kỳ lạ như trên. Điển hình, ở Trung Quốc có một loài chim quý hiếm có tên là Hồng hoàng mũ cát hay còn gọi là Tê điểu. Đây là một loài chim chủ yếu ăn quả, nhưng trong mùa sinh sản, chim bố mẹ thường bắt con non của loài chim khác hoặc thú nhỏ để nuôi con.
Chim sẻ có thể bay với vận tốc 38km/h và tăng tốc lên 50km/h nếu cần thiết.
Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây.
Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.
Chim sẻ là loài chim duy nhất có một ngày mang tên mình “Ngày chim sẻ thế giới” – The World Sparrow Day – WSD vào ngày 20 tháng 3 hàng năm.