Đại dương sẽ trở thành một thế giới kỳ lạ mỗi khi đêm về

  •  
  • 1.969

Đại dương vốn bí ẩn, kết hợp với màn đêm đen càng khiến cho nó trở nên huyền bí.

Những đợt sóng phát sáng màu xanh lam, san hô sinh sản đồng bộ, định vị hướng nhờ các vì sao vv… là hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể được chứng kiến sau khi trời tối.

1. Những vùng biển phát sáng lung linh

Có lẽ đã không dưới một lần, bạn đã nhìn thấy những bức hình về mặt biển phát sáng, như hình ảnh dưới đây?

Bãi biển phát sáng
Bãi biển phát sáng.

Ánh sáng ấy là hiện tượng phát quang sinh học (bioluminescence), do một loại sinh vật phù du mang tên dinoflagellates (còn gọi là song chiên tảo) tạo ra. Nó thường xảy ra khi đêm xuống tại một số vùng biển hoặc đại dương, với đặc trưng là từng đợt sóng lấp lánh như ánh đèn điện vậy.

Song chiên tảo phát sáng khi có lực tác động, và đó là lý do chúng được nhìn thấy lấp lánh trên các đỉnh sóng. Đôi khi, bạn sẽ thấy nước xung quanh thân thuyền, mái chèo tỏa sáng, thậm chí là dùng tay lướt trên mặt nước cũng thấy - đó đều là vì song chiên tảo.

Những sinh vật nhỏ bé này là nguồn phát quang sinh học phổ biến nhất trên bề mặt đại dương. Đôi khi quần thể song chiên tảo tăng quá nhanh gây ra hiện tượng tảo nở hoa, hay còn gọi là thủy triều đỏ do kèm theo sắc đỏ hoặc nâu.

Song chiên tảo
Song chiên tảo.

Phát quang sinh học từng được ghi nhận ở rất nhiều đại dương trên thế giới, nhưng Puuerto Rico và Jamica là hai địa danh nổi tiếng nhất, vì hiện tượng này xảy ra khá thường xuyên và trong khoảng thời gian rất dài.

Ngoài ra, còn có hiện tượng kỳ lạ và hiếm gặp hơn nữa là Milky sea - hiện tượng dòng nước phát sáng liên tục và kéo dài như dải ngân hà. Chỉ có một trường hợp duy nhất được ghi nhận xảy ra năm 1915, khi Milky sea xuất hiện trên Ấn Độ Dương, gần đảo Java, Indonesia.

Milky sea không phải do song chiên tảo tạo ra, mà là do một số lượng khổng lồ các vi khuẩn huỳnh quang tích lũy trong thời gian dài trên bề mặt đại dương.

2. Và những loài vật sáng như trăng trong lòng đại dương

Không chỉ song chiên tảo, hiện tượng phát quang sinh học còn xuất hiện ở nhiều loài vật khác, như cá, mực và một số loài nhuyễn thể. Giữa những vùng biển sâu và tối đen, chúng tỏa sáng rực rỡ như những vầng trăng vậy, đẹp tuyệt và thu hút vô cùng.

Một loài mực có khả năng phát quang.
Một loài mực có khả năng phát quang.

Ngụy trang, phòng vệ và thu hút con mồi là những lý do khiến chúng buộc phải tỏa sáng.

Ở vùng biển sâu, hầu hết các sinh vật sống đều có khả năng phát quang để tạo ra nguồn ánh sáng.
Ở vùng biển sâu, hầu hết các sinh vật sống đều có khả năng phát quang để tạo ra nguồn ánh sáng.

Giáo sư Matt David, giáo sư bộ môn Sinh học tại trường ĐH St. Cloud State (Mỹ) cho biết: "Các loài cá có thể phát sáng thường vặn một bọc túi dưới mắt, bên trong chứa vi khuẩn phát quang để tạo ra ánh sáng. Vào ban đêm, chúng sẽ sử dụng ánh sáng này để tìm thức ăn và giao tiếp".

Ở những vùng biển sâu, hầu hết các sinh vật sống đều có khả năng phát quang để tạo ra nguồn ánh sáng. Còn ở những vùng biển nông, chỉ một số mới có khả năng đó thôi.

3. Ánh trăng tạo ra một bữa tiệc "ân ái" lớn nhất trong lòng đại dương

Vào một đêm trăng sáng của mùa xuân, sẽ có hơn 130 loài san hô cùng lúc giải phóng trứng và tinh trùng vào nước trong khoảng 30 - 60 phút. Sự kiện sinh sản này có thể là ví dụ điển hình nhất của hành vi đồng bộ trong thế giới tự nhiên.

Khi tế bào trứng và tinh trùng được giải phóng, chúng sẽ di chuyển cùng lúc để tạo hình dạng san hô, trước khi phân tán lúc tinh trùng thụ tinh.

Khi tế bào trứng và tinh trùng được giải phóng
Khi tế bào trứng và tinh trùng được giải phóng.

Tiến sĩ Oren Levy, nhà nhà sinh thái học tại ĐH Bar-Ilan, Isarel cho rằng đây là một hiện tượng cực kỳ tuyệt vời. Ông lý giải rằng ánh sáng trăng đã hoạt động giống như một chiếc đồng hồ báo thức. Nó kết hợp cùng một số tín hiệu khác từ môi trường như thời điểm Mặt trời lặn, nhiệt độ nước, thời gian thủy triều... San hô đón nhận các tín hiệu đó nhằm đạt được hiệu quả tối ưu khi sinh sản.

4. Ánh trăng là một tín hiệu nguy hiểm

Một nghiên cứu vào năm 2016 đưa ra một giả thuyết rằng, hải cẩu khi bơi vào ban đêm trăng tròn có nhiều nguy cơ bị cá mập ăn thịt. Lý do là vì ánh sáng trăng chiếu lên bề mặt biển khiến chúng trở thành bữa ăn dễ dàng cho những loài săn mồi ẩn nấp bên dưới.

Nhưng thực thế thì không phải vậy. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng hầu hết các vụ cá mập tấn công hải cẩu đều xảy ra sau khi Mặt trời mọc. Còn ở thời điểm bình minh, khi ánh trăng còn chưa khuất hẳn, hải cẩu lại an toàn hơn. Hiện tượng này càng đúng nếu như đó là một đêm trăng tròn.

Lý do được đưa ra là gì ánh trăng kết hợp với ánh bình minh có thể làm giảm khả năng ngụy trang của cá mập, và lợi thế khi ấy thuộc về hải cẩu.

Ngoài ra, hải cẩu cũng dựa vào một đặc điểm tự nhiên khác để xác định hướng - những vì sao. Trong một cuộc thí nghiệm sử dụng bầu trời đêm mô phỏng, hải cẩu có xu hướng bơi về phía ngôi sao sáng nhất. Trong tự nhiên, hải cầu dựa vào vị trí của các vì sao để tìm đường về đất liền.

5. Những sinh vật "quái dị" nổi lên mỗi khi đêm về

Do bóng tối, chúng ta khó có thể nhìn thấy các loài vật nổi lên bề mặt đại dương để tìm kiếm thức ăn vào ban đêm. Tuy nhiên, hiện tượng động vật biển bơi lên bề mặt lúc hoàng hôn và biến mất vào lúc bình minh rất phổ biến.

Ví dụ, mực ống Humboldt là một trong những loài thường xuyên nổi lên bề mặt biển vào ban đêm để tìm kiếm thức ăn. Ban ngày, chúng ẩn nấp dưới vùng nước sâu ở phía Đông Thái Bình Dương, và đến đêm mới bơi lên bề mặt để tìm kiếm thức ăn.

Mực ống Humboldt còn được gọi là "quỷ đỏ".
Mực ống Humboldt còn được gọi là "quỷ đỏ".

Có khả năng thay đổi màu sắc và chuyển sang màu đỏ tươi khi bị kích động, nên mực ống Humboldt còn được gọi là "quỷ đỏ". Chúng sử dụng những xúc tu mạnh mẽ để bắt và xé nát con mồi. Đôi khi chúng cũng tấn công con người.

Tuy nhiên, ngay cả khi hung dữ như thế, chúng cũng có thể trở thành mồi cho những loài ăn thịt lớn hơn như cá kiếm hay cá mập.

Lý giải cho hiện tượng săn mồi vào ban đêm của một số loài, giáo sư Rodhouse nói rằng: "Sở dĩ chúng hoạt động vào ban đêm là để tránh trở thành mồi của những kẻ săn mồi hàng đầu".

Cập nhật: 18/01/2018 Theo helino
  • 1.969