Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

  •  
  • 18.247

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Dấu vân tay từ lâu được các cơ quan an ninh sử dụng như một cơ sở pháp lý trong việc xác định danh tính, dựa trên đặc trưng được chứng minh (bằng phép thống kê): dấu vân tay của mỗi người là duy nhất, là bất biến theo thời gian. Sẽ ra sao nếu giới khoa học phát hiện rằng hình dạng dấu tay của mỗi người có thể biến đổi theo thời gian (mà không cần phải chịu tác động nghiêm trọng từ môi trường?).

Thoáng nhìn, vân ngón tay người này và vân ngón tay người kia có vẻ chẳng khác nhau là mấy. Nhưng thực chất là vân tay của mỗi người đều có những nét riêng biệt; rất đặc trưng cho từng cá thể.

Từ thế kỷ XV, người Trung Quốc đã biết dùng dấu vân ngón tay; để điểm chỉ làm bằng chứng trong các giấy tờ. Năm 1823, giáo sư Johannes E.Purkinje đã đề cập đến việc phân loại vân tay. Đến năm 1901, khoa giám định vân tay mới thực sự hình thành; và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, vân tay của mỗi người dường như tương tự nhau; và rất khó để có thể phân biệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, vân tay có nét đặc trưng riêng cho từng cá thể. Theo ý kiến của các chuyên gia sinh trắc vân tay, xác suất xuất hiện 2 người có cùng những nét vân tay lên đến 1/64 tỷ.

Xác suất xuất hiện 2 người có cùng những nét vân tay lên đến 1/64 tỷ.
Xác suất xuất hiện 2 người có cùng những nét vân tay lên đến 1/64 tỷ.

Cả trên phim lẫn ngoài đời thực, dấu vân tay thường được coi như một cơ sở để định tội tội phạm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các vòng (loops), hoa tay (đường xoắn ốc) trên lớp da tiếp xúc là dấu ấn riêng của mỗi người, đủ tin cậy để làm bằng chứng. Tuy nhiên một số ít người cũng đã tiến hành kiểm chứng coi chúng có thực sự không thay đổi theo gian hay không.

Nghiên cứu chỉ ra rằng dấu vân tay thực sự thay đổi, nhưng rất ít. Một phân tích về mặt thống kê được đăng trên "Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ" cho biết dấu tay có thay đổi theo thời gian, nhưng sự thay đổi là rất ít, không đủ để làm ảnh hưởng đến các phân tích về pháp lý.

Nghiên cứu được thực hiện trên 15 597 đối tượng, những mẫu này được thu thập ít nhất 5 lần trong khoảng thời gian tối thiểu 5 năm [1]. Kết quả chỉ ra rằng các mẫu được lấy cách nhau càng lâu thì độ trùng khớp giữa chúng sẽ càng nhỏ [2].

Dù vậy, một kịch bản trong đó một bị cáo vô tội bị tuyên án oan, vì người ta tìm thấy (bằng sự phân tích của máy móc) sự trùng khớp vân tay, là rất thấp, với xác suất gần bằng không, ngay cả khi bạn so sánh các mẫu vân tay được lấy ở hai thời điểm nào đi chăng nữa.

Nói chung, kết quả nghiên cứu này còn phụ thuộc vào chất lượng ảnh vân tay. Một ảnh chất lượng kém sẽ dẫn đến nhiều sai lệch, dẫn đầu nhóm nghiên cứu kết luận rằng chất lượng ảnh đóng vai trò lớn trong việc giải thích sự thay đổi hình dáng vân tay theo thời gian.

Cập nhật: 11/03/2020 Theo Tinhte/thientaiviet
  • 18.247