Tàu Titanic bị chìm vào khoảng 2:20 sáng ngày 15/4/1912, sau khi va phải một tảng băng trôi ở Đại Tây Dương. Khối băng đánh chìm con tàu huyền thoại đã tồn tại khoảng 3 năm tuổi, dự kiến chỉ còn "sống" được vài tuần sau khi nó va vào tàu.
Đó là một tảng băng trôi đặc biệt xuất hiện vào mùa hè năm 1909, rộng khoảng hơn 3,2km và cao hơn 30 mét vào thời điểm nó ra đời. Còn con tàu Titanic được hình thành với tham vọng cạnh tranh về kích thước và độ sang trọng, là tàu chở khách lớn nhất từng được biết đến.
Tàu titanic được xây dựng trong hơn ba năm, được thiết kế bởi White Star Line với hai con tàu chị em, Olympic (1911) và Britannic lớn hơn một chút (1915). Chúng được thiết kế dành cho những người giàu có, nổi tiếng, được kết nối tốt qua Đại Tây Dương trong các cabin được trang trí công phu với các tiện nghi thời kỳ Victoria.
Giá vé cao nhất trên tàu Titanic tương đương khoảng 60.000 USD ngày nay, cho phép hành khách được vào phòng ăn cao cấp, phòng họp ốp gỗ sồi, phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, bể bơi nước mặn, cửa sổ lồi khổng lồ và dàn nhạc lưu động.
Tranh vẽ tàu Titanic đổ sập xuống khi va phải tảng băng trôi.
Con tàu lăn bánh khỏi một bãi cạn ở Bắc Ireland vào đầu năm 1912, dừng lại để đón khách ở Cherbourg, Pháp, và Queenstown, Ireland, trước khi rẽ về phía Tây đến New York. Theo tài liệu ghi lại, con tàu đã chở hơn 2.200 người, hơn 1/3 trong số đó là phi hành đoàn, phần lớn trong số họ đã vĩnh viễn ra đi, chỉ có 710 sống sót.
Vào thời điểm đó, con người vốn biết rất ít về hoạt động của các tảng băng trôi, ngoại trừ phần lớn những tảng băng đã tan chảy. John Thomas Towson, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về điều hướng tàu, người đã viết một cuốn sách có tên là Thông tin thực tế về độ lệch của la bàn, nhận xét vào năm 1857 rằng các tảng băng trôi này không khác gì tảng đá được hình thành qua hàng thiên niên kỷ bởi thời gian và áp suất. Ông cho rằng các tảng băng trôi gây ra mối nguy hiểm hiện hữu đối với vỏ gỗ của những con tàu thế kỷ XIX. Một số lượng cực lớn các tảng băng trôi về phía nam qua eo biển phía đông của Grand Banks ở phía đông Newfoundland mà vào năm 191, nó được đặt biệt danh là "hẻm núi băng".
Trong 3 năm, khối băng giá nhấp nhô và đan xen trong vùng biển Bắc Cực. Tại một thời điểm nào đó, nó đã di chuyển về phía bắc và trải qua mùa hè năm 1910 xa hơn về phía bắc cực. Tiếp tục, nó ắt gặp dòng chảy Labrador, mang dòng nước đóng băng về phía nam. Hầu hết các tảng băng đều trôi trong năm đầu tiên mà chúng hình thành. Cuối cùng, dòng Labrador gặp vùng nước ấm của dòng chảy vùng Vịnh, hoạt động như một lò vi sóng đại dương.
Chỉ 1% các tảng băng trôi ở Bắc bán cầu sống sót qua vùng sa mạc này, và cũng chỉ có khoảng 1/1000 núi băng trôi đến 41 độ Bắc, cùng vĩ độ với Thành phố New York và nằm ngay trên đường đi của con tàu xuyên Đại Tây Dương.
Tàu Titanic dưới đáy đại dương
Khi tàu Titanic bị chìm vào năm 1912, nó đã lao thẳng xuống một quãng đường dài đáng kinh ngạc khoảng hơn 2 dặm, chạm đáy biển với tốc độ khoảng hơn 3 dặm một giờ. Hầm mộ dưới đáy đại dương quá xa xôi nên vị trí của tàu vẫn là một bí ẩn cho đến năm 1985, khi một nhóm khám phá tàu ngầm của chính phủ và các phương tiện có thể chụp lại được một số bức ảnh mờ. Như vậy, phải mất đến hơn 70 năm, mới có thể tìm thấy xác con tàu đắm nổi tiếng này.
Sự kiện chìm tàu Titanic đã được biết đến rộng rãi, được nhắc lại và tái hiện không ngừng trong các bộ phim, sách, triển lãm bảo tàng, các sản phẩm tiêu dùng và các chương trình truyền hình đặc biệt. Tuy nhiên, người ta lại dễ quên chi tiết đáng kinh ngạc nhất về tảng băng "thủ phạm". Tảng băng trôi đã tấn công và đánh sập tàu chở khách lớn nhất từng được chế tạo này cũng gần như không còn nữa. Sau khoảng 3 năm tồn tại, khối băng giá này chỉ còn có thể tồn tại khoảng 2 tuần kể từ khi nó gây ra thảm họa.
Những tảng băng sẽ nhỏ dần khi đi vào những vùng nước ấm hơn, nhưng chúng lại phát triển nặng hơn và lật nhiều hơn, xói mòn dần cho đến khi đạt kích thước của một quả bóng rổ, chúng liên tục lật cho đến khi không còn gì.
Theo các ước tính, ngày nay có nhiều tảng băng trôi hơn so với thời tàu Titanic tồn tại. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ về radar, GPS và giám sát máy bay, cùng với những con tàu lớn hơn và được thiết kế tốt hơn, đã làm giảm nguy cơ của các tảng băng trôi đối với tàu bè.
Nhưng đâu đó vẫn còn những tảng băng trôi trở thành một mối đe dọa lớn. Năm 2007, một con tàu du lịch nhỏ gần Nam Cực có tên là MS Explorer đã bị một tảng băng không nhìn thấy va phải. May mắn thay, hành khách đã vội vã chạy lên xuồng cứu sinh và được một tàu du lịch khác gần đó cứu vài giờ sau đó.