Đi tìm nguồn gốc của chủng tộc người sói trong lịch sử của loài người

  •  
  • 2.806

Trong thế giới giả tưởng của các tác phẩm văn học, cổ tích, phim và video game có tồn tại vô số những chủng tộc thần bí, được tạo nên từ trí tưởng tượng của con người để lôi cuốn khán giả.

Từ những câu chuyện dân gian của thời kỳ trung cổ Châu Âu cho tới thương hiệu “Universal Monsters” của hãng Universal Studios, hay đến cả những tác phẩm mới nổi như “Twilight” và “True Blood”, người sói là một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng thời nay. Khả năng hồi phục nhanh và sức chịu đựng nổi tiếng của sinh vật này trong tiểu thuyết hư cấu có mắt xích gắn liền với phép ẩn dụ về bản năng thú vật và dã man ẩn chứa trong con người. Vì thế mà chẳng có mấy bất ngờ khi nguồn gốc của “Werewolf” là ý tưởng được thắt chặt với nỗi sợ lẫn tôn kính sự dã man, mọi rợ.

Người sói là một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng thời nay.
Người sói là một phần không thể thiếu của văn hóa đại chúng thời nay.

Giống như rất nhiều chủng tộc kỳ quái khác mà ta đừng đề cập tới, “Werewolf” đã có bước tiến hóa từ các chuyện dân gian Châu Âu, bao gồm cả những câu chuyện cổ về những bà vợ gài và truyền thống về cả đàn ông lẫn đàn bà, tất cả đều vì một lí do nào đó, theo hướng này hay hướng khác, có khả năng hóa thân thành các con sói. Nhưng cũng giống như phần đa tín ngưỡng, phong tục tập quán của người bản xứ Châu Âu khác, ý tưởng về người sói đã bị gộp vào Thiên Chúa Giáo khi nó lan tỏa ra khắp đại lục.

Khi những người truyền giáo và tông đồ của Thiên Chúa Giáo không thể chèn ép các tín ngưỡng địa phương mà họ coi là đối nghịch với tôn giáo của mình, họ đã thực hiện một việc tai hại hơn: “nuốt chửng” chúng. Và khi tất cả các vị thần địa phương bị chuyển hóa thành thánh, phụ nữ tập luyện phép thuật trở thành phù thủy, người biến hình trở thành người sói, và những gì được quyết định là bên ngoài khả năng chấp nhận của vũ trụ Thiên Chúa Giáo sẽ trở thành tay sai của Satan.

Ý tưởng về người sói đã bị gộp vào Thiên Chúa Giáo khi nó lan tỏa ra khắp đại lục.
Ý tưởng về người sói đã bị gộp vào Thiên Chúa Giáo khi nó lan tỏa ra khắp đại lục.

Cũng tương tự như hành động săn đuổi phù thủy trở thành cái cớ để trừng phạt, tra tấn và giết hại phụ nữ ở thời Trung Cổ, những người khác – đặc biệt là nam giới – sẽ bị hành hình bởi vì là người sói. Mặc dù không bao giờ lan rộng như nạn săn phù thủy, các tòa án kết tội người sói bắt đầu diễn ra ở thế kỷ 15 tại Thụy Sĩ, dần dần lan ra khắp đại lục trước khi chính thức kết thúc khoảng 300 năm sau đó.

Vụ án kết tội người sói nổi tiếng nhất có thể là của Peter Stumpp,người đã nhận thực hiện giao kèo với quỷ dữ để nhận lấy một chiếc thắt lưng ma thuật cho phép anh ta hóa thành sói… sau khi bị ăn đòn tra tấn dã man. Anh ta cũng nhận tội giết người hàng loạt và cả ăn thịt người trước khi bị xử tử.

Với những hành động man rợ được gán cho người sói, cùng với hình phạt cực kỳ độc ác dành cho những ai bị kết tội, không hề bất ngờ khi sinh vật này – giống như “vampire” và các dạng quái vật dân gian khác – đã được tuyển chọn bởi thể loại kinh dị Gothic. Chuyện này trực tiếp dẫn tới hàng loạt những tác phẩm tiểu thuyết xa xưa và chương sách dần dần tiến hóa trở thành thể loại giả tưởng mà ta thưởng thức ngày nay. Nhưng để hoàn toàn hiểu điều gì làm nên người sói và quan trọng hơn là ý nghĩa của chúng, ta cần phải đào sâu hơn nữa.

Đầu tiên, hãy nhìn vào chính từ ngữ đó, “Werewolf” là một từ tiếng Anh Cổ, dịch ra là “man-wolf” (người-sói), rất rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên ta lại có một từ hay ho hơn đó là “Lycanthropy”, một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “wolf-man” (sói-người), nhưng điểm khiến từ này thú vị đó là ở thời Hy Lạp Cổ Đại nó không hề được sử dụng để nói tới sinh vật mà ta biết là “Werewolf”. Thay vào đó, “Lycanthropy” chỉ được sử dụng để chỉ một dạng bệnh lý, khi chuẩn đoán một bệnh nhân có tính chất của một con sói – chứ không phải ai đó thực sự biến hóa thành sói.

“Lycanthropy” được cho là một hình phạt của chúa trời dành cho người có tội.
“Lycanthropy” được cho là một hình phạt của chúa trời dành cho người có tội.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng những câu chuyện về người sói không tồn tại ở thời cổ đại, bởi có rất nhiều bằng chứng được tìm thấy ở văn hóa Hy Lạp và Lã Mã thời xưa có đề cập tới chúng. Tuy nhiên phần lớn những trường hợp đó, “Lycanthropy” được cho là một hình phạt của chúa trời dành cho người có tội. Quan điểm “Werewolf” là sinh vật bị nguyền rủa vì một hành vi man rợ có tương quan với cách Thiên Chúa Giáo dung nhập các câu chuyện Châu Âu cổ, vốn có gốc tích khá khác biệt.

“Werewolf” ở thời tiền Thiên Chúa Châu Âu không những không phải là quỷ dữ, mà ở một số nền văn hóa thì họ còn là sinh vật tạo nguồn cảm hứng cho người khác. Ở rất nhiều xã hội khu vực Ấn – Âu và gốc Đức, khái niệm con người trở thành một loài động vật, hoặc ít nhất là hấp thụ những đức tính, tài năng và phẩm chất của chúng, thường được gắn liền với tầng lớp chiến binh và sự chấp thuận của họ.

Ví dụ rõ ràng nhất về chuyện người sói là chiến binh xảy ra ở thần thoại Na Uy, nơi cũng là mái nhà của một chủng tộc mang nhiều điểm tương đồng là “Berserker”. Từ “Berserker” dịch ra là “bear coat” (áo khoác gấu), và để chỉ một lớp da động vật nặng thường được mặc bởi một số chiến binh trong chiến đấu. Các chiến binh dũng mãnh nhất kiểu này được truyền tụng là có bản tính thú vật, dã man như loại da thú mà họ mặc trên người. Trong khi hầu hết trường hợp là da gấu, cũng có không ít truờng hợp, điển hình như Úlfhéðnar là mang bộ da sói.

Các chiến binh dũng mãnh nhất kiểu này được truyền tụng là có bản tính thú vật,
Các chiến binh dũng mãnh nhất kiểu này được truyền tụng là có bản tính thú vật,

Các nền văn hóa thời xưa ở Châu Âu nhận ra rằng có một phần sức mạnh đến từ bản chất thú vật và tàn ác, và đó là thứ họ tự nguyện hòa mình vào. Vấn đề họ có thực sự tin rằng bản thân mình có thể triệu hồi và để linh hồn của sói và gấu nhập thân hay không, hoặc nếu đó đơn giản chỉ là một cách đơn giản để hù họa kẻ thù trên chiến trường đều không quan trọng bằng sự thật là họ sử dụng bản tính hoang dại là một công cụ để bảo vệ bộ tộc và nền văn minh của mình.

Cập nhật: 16/09/2020 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 2.806