Dự đoán dịch bệnh bằng vệ tinh

  •   52
  • 579

Nguy cơ bùng phát một số bệnh lây từ chuột sang người có thể được dự đoán trước vài tháng nếu dùng hình ảnh vệ tinh để giám sát sự phát triển đột biến của thực vật khiến dân số loài chuột tăng mạnh.

Các nhà khoa học ở đại học Utah (Mỹ) đã dùng hình ảnh vệ tinh để theo dõi sự phát triển của loài chuột nai và mối liên quan với các đợt bùng phát bệnh hantavirus - bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi con người hít phải mùi nước tiểu hay phân của chuột mang mầm bệnh.

Phương pháp này cho phép theo dõi dân số loài chuột và những nguy cơ bệnh tật do loài này lây nhiễm mà không cần đi khảo sát thực địa hoặc đặt bẫy để kiểm tra.

Vệ tinh đo được độ xanh trên bề mặt Trái đất, và độ xanh này phản ánh mật độ của loài chuột”, Denise Dearing, giáo sư sinh vật học ở đại học Utah cho biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp hình ảnh vệ tinh với dữ liệu từ hàng nghìn con chuột nai bắt được trong 3 năm ở bang.


Chuột nai là tác nhân truyền bệnh hantavirus. (Ảnh: Geology)

Kết quả cho thấy, số lượng chuột bẫy được và số lượng chuột mang bệnh tăng nhanh khi cây cỏ sinh sôi mạnh.

Nghiên cứu cũng dùng nhiều phương pháp khác nhau để ước tính lượng rau xanh trên một diện tích dựa trên hình ảnh từ vệ tinh, nhằm tìm ra cách tốt nhất để dự đoán khả năng bùng phát của bệnh hantavirus.

Phương pháp này có thể áp dụng để dự đoán những bệnh do chuột lây truyền qua chuột khác, như sốt do chuột cắn (bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do một xoắn khuẩn được truyền từ vết cắn của chuột), bệnh Lyme (bệnh truyền từ các con bọ chét sống trên cơ thể chuột, có thể gây tê liệt, phong thấp và bệnh tim mạch), dịch hạch, sốt Lassa, nhiễm trùng khuẩn salmonella và một nhóm bệnh sốt xuất huyết khác.

Theo Đất Việt
  • 52
  • 579