Du hành vũ trụ và 8 sự thật khiến bạn phải "trợn mắt, há mồm"

  •   3,48
  • 15.737

Bạn nghĩ 1 con tàu vũ trụ nặng bao nhiêu cân? Và sẽ phải mất bao lâu để có thể đi hết hệ Mặt trời?

Hơn nữa, du hành vũ trụ là một khái niệm tuy thú vị, nhưng tương đối vĩ mô. Chính vì thế, không nhiều người có thể hiểu sâu, và kèm theo là những nhầm tưởng về nó.

Vì thế dưới đây sẽ là tổng hợp những sự thật ít ai ngờ đến về lĩnh vực cực kỳ thú vị này.

1. Vệ tinh không chỉ trôi trong vũ trụ. Chúng đang rơi xuống đầu chúng ta

Khi phóng vệ tinh vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ không thể quay mãi mà chịu tác động của lực hấp dẫn.
Khi phóng vệ tinh vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ không thể quay mãi mà chịu tác động của lực hấp dẫn.

Sự thật là khi phóng vệ tinh vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ không thể quay mãi mà chịu tác động của lực hấp dẫn, kéo nó trôi dần về phía tinh cầu của chúng ta. Và trên thực tế, ở độ cao các vệ tinh hoạt động, lực hấp dẫn gần như không khác gì so với trên mặt đất cả.

Do đó khi phóng vệ tinh, các chuyên gia sẽ phải tính toán sao cho tốc độ phải vừa đủ để xoay quanh quỹ đạo. Nếu tốc độ quá chậm, nó sẽ nhanh chóng rơi xuống Trái đất và nổ tung; còn nếu quá nhanh, vệ tinh lại vượt ra khỏi quỹ đạo, đi thẳng vào vũ trụ.

Sự thật này đúng cả với những tàu vụ trụ cỡ lớn, ví dụ như trạm không gian Quốc tế ISS. Theo tính toán, ISS sẽ ngưng hoạt động vào năm 2028, hưởng dương 44 tuổi. Các nhà khoa học sẽ tính toán đúng thời điểm để phá huỷ ISS trước lúc đó, sao cho trạm vũ trụ 500 tấn sẽ rơi xuống giữa Thái Bình Dương.

2. Tên lửa vũ trụ không nặng như bạn tưởng

Muốn đẩy một quả tên lửa lên quỹ đạo Trái đất, nó phải đạt đến tốc độ ít nhất là 10km/s.
Muốn đẩy một quả tên lửa lên quỹ đạo Trái đất, nó phải đạt đến tốc độ ít nhất là 10km/s.

Và để làm được điều này, chúng ta cần đến rất rất nhiều nhiên liệu. Đây chính là lý do vì sao một quả tên lửa có thể nặng tới 2.000 tấn như Saturn V (từng được dùng để phóng lên Mặt trăng), nhưng 85% số đó là nhiên liệu đốt.

3. Mỗi lần có thiên thạch bay ngang qua, Trái đất sẽ chậm đi một chút

Khi bay gần đến một hành tinh, các thiên thể sẽ "ăn trộm" một ít năng lượng của hành tinh đó để tăng tốc độ của mình.
Khi bay gần đến một hành tinh, các thiên thể sẽ "ăn trộm" một ít năng lượng của hành tinh đó để tăng tốc độ của mình.

Hiện tượng này cũng giống như bạn thả một quả bóng vào đầu xe ô tô đang chạy. Quả bóng sẽ nảy ra cực mạnh, trong khi tốc độ ô tô giảm đi một chút, dù không đáng kể.

Có thể lấy ví dụ ở tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 khi bay ngang qua sao Mộc. Nhờ vào lực hấp dẫn, Voyager tăng tốc thêm 16.000m/s, trong khi sao Mộc mất đi khoảng... 0,00000000000000000001 m/s tốc độ quay.

4. Nếu Trái đất thu nhỏ bằng quả bóng?

Thì kể từ khi con người đặt chân lên Mặt trăng, chưa có bất kỳ ai rời khỏi mặt đất quá 2cm.

Thì kể từ khi con người đặt chân lên Mặt trăng, chưa có bất kỳ ai rời khỏi mặt đất quá 2cm. Bởi vì trên thực tế, những chuyến du hành vũ trụ sau đó cũng chỉ lên đến quỹ đạo thấp của Trái đất (Low Earth Orbit) - tức không quá 1.000km.

Ngoài ra, nếu Trái đất nhỏ bằng quả bóng, Mặt trời sẽ biến thành một quả cầu có đường kính 25m.
Ngoài ra, nếu Trái đất nhỏ bằng quả bóng, Mặt trời sẽ biến thành một quả cầu có đường kính 25m.

5. Đây thực ra là thời đại du hành của máy móc. Trên Sao Hỏa hiện có 2 con robot lận

Tính đến nay, con người mới chỉ thực sự du hành đặt đến một vật thể duy nhất ngoài vũ trụ, đó là Mặt trăng. Còn tất cả những khu vực khác, chúng ta để tàu vũ trụ, robot tự hành khai phá.

Curiosity - robot tự hành đời mới của NASA trên sao Hỏa.
Curiosity - robot tự hành đời mới của NASA trên sao Hỏa.

Như trên sao Hỏa, hiện đang có 2 robot tự hành: Opportunity - tiếp cận khoảng 12 năm trước, và Curiosity mới hơn từ năm 2011.
Sắp tới, NASA dự tính phóng thêm một siêu Curiosity khác vào năm 2020, nhằm mục đích tìm kiếu dấu vết của sự sống trên Hỏa tinh.

6. Trên sao Thổ cũng đang có 1 vệ tinh của con người

Đó là vệ tinh Cassini. Tuy nhiên đến năm 2017, Cassini sẽ chính thức ngừng hoạt động, và sao Thổ cũng chính là nơi an nghỉ cuối cùng của nó.

Hình ảnh sao Thổ do Cassini chụp vào năm 2015.
Hình ảnh sao Thổ do Cassini chụp vào năm 2015.

7. Sao Mộc cũng mới có một vệ tinh vào đầu tháng 7/2016

Đầu tháng 7, vệ tinh Juno chính thức tiếp cận quỹ đạo của sao Mộc, với kỳ vọng khám phá ra những bí mật sâu kín nhất của sao Mộc nói chung và hệ Mặt trời nói riêng.

Trước đó, các tàu thăm dò của con người đã từng tiếp cận sao Kim, sao Thuỷ, sao Hoả...
Trước đó, các tàu thăm dò của con người đã từng tiếp cận sao Kim, sao Thuỷ, sao Hoả...

8. Con người có tham vọng khám phá hành tinh ngoài Thái dương hệ, nhưng còn xa vời lắm

Bằng chính tàu thăm dò Voyager 1. Con tàu này được xác định sẽ... đâm thẳng xuyên thủng, hướng đến những hệ sao cạnh hệ Mặt trời của chúng ta. Vận tốc của Voyager 1 rơi vào khoảng 17.000m/s - tốc độ cho phép bạn đi từ New York (Mỹ) đến London (Anh) chỉ sau 5 phút.

Voyager 1 - tàu du hành thể hiện tham vọng khám phá những nơi sâu thẳm trong vũ trụ.
Voyager 1 - tàu du hành thể hiện tham vọng khám phá những nơi sâu thẳm trong vũ trụ.

Có điều, sau 37 năm kể từ khi hoạt động, mới chỉ chạm đến rìa hệ Mặt trời. Đó là quãng đường dài tới 20 tỉ km, nhưng chưa đủ.

Và với tốc độ như vậy, ước tính khoảng... 75.000 năm nữa, Voyager 1 sẽ tiếp cận đến ngôi sao gần nhất tính từ Trái đất.

Cập nhật: 30/07/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,48
  • 15.737