Dù uống các loại khác nhau thế nhưng mùi bia rượu thì chỉ có một và đây chính là lý do

  •   4,73
  • 1.013

"Sao người toàn mùi bia rượu thế này" - có lẽ bạn đã quá quen rồi. Thế nhưng vì sao chúng có mùi na ná nhau dù hôm nay uống bia, mai uống rượu... đố bạn biết đấy!

Mặc dù bia rượu bị cảnh báo là chất kích thích có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những bữa nhậu hay buổi liên hoan khó mà thiếu được sự xuất hiện của "nhân vật" này.

Giống như bất kỳ loại đồ uống nào khác, bia rượu đi vào cơ thể, sau đó chảy xuống dạ dày và ruột non. Trong đó, dạ dày hấp thụ khoảng 20% lượng bia rượu, con số này ở ruột non là 80%.

Các buổi liên hoan khó mà thiếu được sự xuất hiện của rượu.
Các buổi liên hoan khó mà thiếu được sự xuất hiện của rượu.

Ấy nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, dù uống bia rượu loại nào đi chăng nữa nhưng nói đến "mùi bia rượu" thì lại dường như chỉ có một không?

Lời giải là, vì trong rượu chứa acetaldehyde nên cơ thể nhận biết bia rượu như một chất độc và vận chuyển đến gan để thực hiện quá trình tiêu hóa.

Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), acetaldehyde là chất gây ung thư thuộc nhóm I. Gan chuyển hóa rượu theo các bước như sau: acetaldehyde (chất cực hại) - axit axetic (chất ít hại) - CO2 và nước (chất vô hại).

Tốc độ uống rượu thì luôn nhanh hơn tốc độ chuyển hóa, lúc này - bia rượu sẽ bị tích tụ lại và ngấm dần vào trong máu.

Quá trình chuyển hóa này diễn ra chậm rãi. Hơn nữa, nữ giới tiêu hóa rượu chậm hơn so với nam giới.
Rượu hòa cùng với máu đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi máu đến phổi và thực hiện trao đổi khí thì rượu cũng tham gia quá trình này. Do đó, hơi thở từ mũi và miệng mới có "mùi bia rượu".

Thực tế, bia rượu sau khi uống vào đã đi một vòng trong cơ thể trước khi thoát ra ngoài dưới dạng khí.
Thực tế, bia rượu sau khi uống vào đã đi một vòng trong cơ thể trước khi thoát ra ngoài dưới dạng khí.

Trước nay chúng ta vẫn cứ ngỡ rằng "mùi bia rượu" xuất phát trực tiếp từ miệng khi uống. Nhưng thực tế, bia rượu sau khi uống vào đã đi một vòng trong cơ thể trước khi thoát ra ngoài dưới dạng khí và làm cho người uống có "mùi bia rượu".

Mọi người vẫn thường khuyên rằng hãy ăn gì đó trước hoặc trong khi uống bia rượu để tránh bị say. Lời khuyên này cũng rất hữu ích trong việc giúp bạn giảm mùi bia rượu. Vì khi bạn ăn, gan sẽ có thêm thời gian để chuyển hóa bia rượu thành chất vô hại. Hơn nữa, dạ dày đã có thức ăn cũng sẽ làm chậm quá trình truyền bia rượu vào ruột non. Rượu ở lại trong dạ dày sẽ có các phản ứng với enzym và bị enzym phá vỡ.

Cập nhật: 30/05/2018 Theo helino
  • 4,73
  • 1.013