Các nhà nghiên cứu đang đang sử dụng tia X mạnh để thăm dò bên trong những viên đạn súng thần công được tìm thấy trên con tàu nổi tiếng Mary Rose triều nhà Tudor.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách bảo quản số đạn này, chúng sẽ bị ăn mòn nếu đem ra trưng bày.
Có 1.200 viên đạn súng thần công, được tìm thấy trên con tàu đô đốc của Vua Henry VIII, gần đây được lưu trữ trong những côngtenơ có độ ẩm thấp, tránh xa khỏi sự chú ý của công chúng.
Theo Tiến sĩ Eleanor Schofield, mục đích của việc này là để bảo tồn chúng cho các thế hệ mai sau. “Chúng tôi lưu trữ rất nhiều đạn súng thần công. Nếu có thể hiểu rõ quá trình hơn chúng tôi có thể triển khai những biện pháp xử lý mới và chúng có thể tồn tại lâu hơn”.
Đạn súng thần công bị nứt và ăn mòn nếu tiếp xúc với không khí - (Ảnh từ The Mary Rose Trust).
Tàu Mary Rose chìm vào năm 1545 và được trục vớt từ biển lên vào năm 1982. Những viên đạn súng thần công trên tàu rất khó bảo quản vì chúng đã bị chlorine ngấm vào khi nằm dưới đáy biển. Hóa chất này đã ngấm vào lõi đạn. Có nghĩa là đạn sẽ ăn mòn nếu tiếp xúc với không khí.
Đội nghiên cứu của Tiến sĩ Schofield đã thử loại bỏ chlorine bằng cách ngâm vài viên đạn vào dung dịch. Nhưng các nhà nghiên cứu thấy rằng dù đã trích được một ít nhưng không thể loại bỏ được hết. Họ phát hiện ra điều này khi những viên đạn bắt đầu phân hủy khi được đem ra trưng bày.
Đạn được bảo quản ở những container có độ ẩm thấp - (Ảnh từ The Mary Rose Trust).
Khi đó Tiến sĩ Schofield đã thành lập một dự án nghiên cứu để tìm hiểu chuyện gì diễn ra bên trong những viên đạn súng thần công.
Bà kiểm tra bằng một dụng cụ tia X mạnh, được gọi là Nguồn Sáng Kim Cương ở Didcot, Oxfordshire. Tiến sĩ Schrofield sẽ dùng nó để quan sát xem bên trong những viên đạn còn bao nhiêu i-on, còn bao nhiêu chlorine và chỗ nào đã bắt đầu phân hủy. Nhưng để kiểm tra, phải cắt nhỏ những vật thể quý giá này.Sau khi tham khảo ý kiến những người phụ trách tàu Mary Rose, năm 2016, họ đưa ra quyết định cắt nhỏ sáu viên đạn súng thần công, vài viên trong đó đã có dấu hiệu hư hỏng, để bảo quản số còn lại.
Trong một bài báo mới đăng, kết quả của việc dùng tia X đã tiết lộ biểu đồ chi tiết những yếu tố có liên quan đến quá trình phân hủy. Điều này mang lại hiểu biết chưa từng có về việc bảo quản ở quy mô phân tử.
Hayley Simon đến từ Đại học College và cơ sở Nguồn Sáng Kim Cương cho biết kết quả này là bước đầu tiên hướng đến việc phát triển những kĩ thuật bảo vệ mới. “Kế tiếp chúng tôi sẽ triển khai một thí nghiệm kéo dài, quan sát những thay đổi ở các sản phẩm ăn mòn bị ngâm lâu trong các biện pháp xử lý bảo quản để giám sát tác động của chúng”.