Elon Musk: không có người ngoài hành tinh, con người càng có nhiều hành tinh để chiếm

  •  
  • 1.968

Một nghiên cứu mới về Nghịch lý Fermi cho thấy có lẽ loài người chúng ta thực sự cô độc trong vũ trụ. Nghe có vẻ buồn thảm, nhưng CEO SpaceX lại cho đó là lý do loài người nên lên sao Hỏa và xa hơn nữa.

Elon Musk quả thực rất muốn chúng ta thoát ra khỏi Trái Đất và khám phá vũ trụ, ngay cả khi chẳng có người ngoài hành tinh nào đang đợi để chào đón loài người cả.

Mọi người thường cho rằng chắc chắn phải có một sự sống thông minh nằm ở đâu đó trong vũ trụ, bởi vũ trụ này quá rộng lớn. Thế nhưng, chúng ta đã thăm dò vô số khoảng không gian với những công nghệ tiên nhất trong hàng thập kỷ mà chẳng tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự sống ngoài hành tinh cả. Sự mâu thuẫn này chính là thứ mà người ta gọi là Nghịch lý Fermi.

Một trong những mục tiêu đã đề ra của SpaceX là biến nhân loại thành một chủng tộc đa hành tinh.
Một trong những mục tiêu đã đề ra của SpaceX là biến nhân loại thành một chủng tộc đa hành tinh.

Một nghiên cứu mới đây đã xem xét lại nghịch lý nổi tiếng này dưới một góc nhìn khác, với giả định người ngoài hành tinh hẳn đang tồn tại đâu đó trong vũ trụ. Bằng cách nhìn nhận thực tế hơn một chút về những gì chúng ta biết và không biết về vũ trụ, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực sự khả năng chúng ta là những sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ là... khá lớn.

"Chúng tôi tính ra được một xác suất khá đáng kể rằng loài người đơn độc trong dải ngân hà này, và có lẽ là trong cả vũ trụ có thể quan sát được" - nhóm nghiên cứu từ Viện Tương lai Nhân loại thuộc Đại học Oxford đã kết luận như vậy.

Khi biết được phát hiện này, CEO Spacex - một trong những người tiên phong trong khám phá Sao Hỏa - không hề tỏ ra ngạc nhiên. Theo ông thì đó là lý do vì sao chúng ta phải trở thành một nền văn minh thám hiểm vũ trụ và mở rộng sự sống ra các hành tinh khác.

Khi các nhà nghiên cứu Oxford làm một vài phép tính, họ phát hiện ra rằng khả năng chúng ta là nền văn minh duy nhất trong dải ngân hà là từ 53 đến 99,6%. Khả năng chúng ta là nền văn minh duy nhất trong vũ trụ quan sát được là từ 39 đến 85%.

Elon Musk đã đăng tweet rằng: "bất kỳ khả năng nào cho thấy chúng ta thực sự đơn độc là lại tiếp thêm thêm một động lực mới cho việc mở rộng sự sống ra khỏi phạm vi Trái Đất". Ông còn nói rằng "chúng ta về cơ bản là người quản lý cuộc sống và nghĩa vụ ràng buộc... nhằm đảm bảo tính liên tục của nó".

Một trong những mục tiêu đã đề ra của SpaceX là biến nhân loại thành một chủng tộc đa hành tinh. Công ty đã bắt đầu phát triển một tên lửa siêu lớn dùng để mang những nhà thám hiểm dũng cảm lên Mặt Trăng, Sao Hỏa, và thậm chí là sâu hơn nữa trong hệ Mặt trời.

Musk đã trở thành bộ mặt của phong trào thám hiểm không gian mới này, nhưng nó chắc chắn không phải là một khái niệm mới. Các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, từ thời Jules Verne, đến Star Trek, đã cho thấy tương lai mà SpaceX đang hi vọng sẽ xây dựng nên.

Chúng ta phải trở thành một nền văn minh thám hiểm vũ trụ và mở rộng sự sống ra các hành tinh khác.
Chúng ta phải trở thành một nền văn minh thám hiểm vũ trụ và mở rộng sự sống ra các hành tinh khác.

Các nhà khoa học hành tinh đương đại như John Lewis đến từ Đại học Arizona và cả ngành công nghiệp không gian cũng ủng hộ một loại hình hiệp ước Vận mệnh Hiển nhiên khi nói đến việc đưa nhân loại đến mọi nơi trong hệ Mặt trời. Trong cuốn sách Mining the Sky vào năm 1997 của mình, Lewis đã hình dung việc khai khoáng các tài nguyên thiên nhiên từ các tiểu hành tinh và các trạm năng lượng mặt trời trong không gian để hỗ trợ loài người (lúc này đã đạt đến 100 nghìn tỷ dân) đang lan rộng khắp Trái Đất và vành đai tiểu hành tinh.

"Tài nguyên quý giá nhất trong hệ mặt trời là con người" - Lewis nói vào năm 2015 - "Hãy tưởng tượng một nghìn tỷ người có thể đạt được điều gì".

Một cách khác để diễn giải suy nghĩ của Musk là nếu thực sự không có người ngoài hành tinh, thì lúc đó chỉ có chúng ta và vô số hành tinh chẳng khác gì những tảng đá lớn lơ lửng trong vũng trụ, do đó chúng ta nên tận dụng chúng.

Hay như Lewis nói:

"Sự sống thông minh, một khi được hỗ trợ bởi các tài nguyên của không gian, sẽ là tài nguyên vĩ đại nhất trong hệ mặt trời... Mức độ trọn vẹn nhất của sự sống là sự thông minh và lòng từ bi vô biên".

Tất nhiên, đạt được sự trọn vẹn đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu không có mối đe dọa nào từ các sinh vật ngoài hành tinh tiên tiến luôn lăm le hủy diệt chúng ta!

Cập nhật: 03/07/2018 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.968