Các nhà động vật học tại Greenland và Đan Mạch đang thực hiện một công trình nghiên cứu vô cùng thú vị: theo dõi thói quen và hoạt động của loài hải mã nanh dài tại Bắc Cực. Tuy nhiên, hành trình kỳ thú này cũng gặp phải vô số gian nan.
Hải mã (còn gọi là con móoc) là một loài động vật biển cỡ to sống ở vùng Bắc cực. (Ảnh: BBC)
Hải mã (còn gọi là con móoc) là một loài động vật biển cỡ to sống ở vùng Bắc cực trông hơi giống hải cẩu nhưng kích thước lớn hơn và còn có 2 chiếc nanh dài.
Nhóm các nhà động vật học, đứng đầu là ông Mikkel Villum Jensen đã phải dùng ca nô, vượt qua biển băng, tiếp cận với những đàn hải mã để bắn vệ tinh theo dõi vào đuôi chúng. (Ảnh: BBC)
Hải mã thường nằm ngủ trên các tảng băng trôi. (Ảnh: BBC)
Cách dễ nhất để bắn được thẻ vệ tinh là rình khi hải mã đang nằm thư thái trên băng như thế này. (Ảnh: BBC)
Mặc dù to xác nhưng hải mã vô cùng nhút nhát, chỉ cần thấy tiềng động mạnh và có bóng người là chúng đã vội vã trườn xuống nước bỏ chạy. (Ảnh: BBC)
Một chú hải mã đã rất già và chậm chạp. (Ảnh: BBC)
Bám đuôi hải mã quả là công việc rất gian nan dành cho các nhà động vật học. (Ảnh: BBC)
Sau những nỗ lực vất cả, cuối cùng họ cũng bắn thẻ vệ tinh vào 8 chú hải mã. (Ảnh: BBC)
Chú hải mã này đã bị bắn vệ tinh (núm màu đỏ) vào cổ. (Ảnh: BBC)
Công trình nghiên cứu chuyên sâu về loài hải mã được Viện Môi trường Tự nhiên Greenland và Trung tâm Nghiên cứu Thiên nhiên Môi trường Đan Mạch phối hơp thực hiện.
Nhóm các nhà động vật học, đứng đầu là ông Mikkel Villum Jensen đã phải dùng ca nô, vượt qua biển băng, tiếp cận với những đàn hải mã để bắn vệ tinh theo dõi vào đuôi chúng. Sau nhiều tuần vất vả bám đuôi, cuối cùng họ cũng “săn được” 8 chú nanh dài nhút nhát.
Mục đích của công trình nghiên cứu này là để theo dõi thói quen, sự di chuyển và hành trình của hải mã trong mùa hè tới, qua tín hiệu từ thẻ vệ tinh đã được bắn vào người chúng.
Thu Hiền