Chiếc tàu ngầm cá nhân làm từ ống nước với bộ phận nổi từ một bóng đèn đường cỡ lớn tái chế, nhưng theo nhà sáng chế 18 tuổi Justin Beckerman, nó có thể lặn sâu ở khoảng cách 30 feet (11,6m) và đã có ba lần lặn thử thành công.
Chiếc tàu Nautilus được Beckerman chế tạo chỉ trong sáu tháng với chi phí 2.000 USD, cùng lúc với việc làm bài tập. “Từ năm 2 tuổi nó đã mày mò các đồ vật”, mẹ của Justin, Jess Beckerman nói.
Tàu Nautilus của Beckerman - (Ảnh: CNN)
Chiếc tàu ngầm cá nhân phần dằn để đảm bảo có thể lặn sâu và giữ cân bằng, ống khí để truyền oxy từ mặt nước xuống cho người lặn, cùng hàng loạt thiết bị khẩn cấp như pin dự phòng, đèn sáng, còi báo động và một ống bơm để ngăn tình trạng nước tràn vào trong tàu. Chiếc tàu ngầm có thể lặn tới hai giờ và di chuyển ở tốc độ 800m/giờ.
Beckerman nói cậu dự định sử dụng tàu ngầm “để khám phá hồ nước, xem cá và hi vọng tìm ra chút lịch sử, như các khẩu pháo được sử dụng thời xưa”. Từ khi còn nhỏ, Beckerman đã thích mày mò chế tạo các đồ vật kỳ lạ. Trang web của cậu, justinbeckerman.com, mang tới nhiều thông tin thú vị về quá trình này.
Các mạch điện bên trong tàu ngầm - (Ảnh: CNN)
Những thiết bị mà cậu sử dụng cho các sáng chế của mình thường là đồ tái chế vứt đi trong nhà và của bạn bè. Tàu Nautilus có các ống đo áp suất từ một suối soda đặt ở nhà hàng đã bị vứt đi. Hai cục pin chính lấy từ các xe hơi lái được của trẻ con.
Chiếc tàu có thể lặn ở độ sâu 11,6m - (Ảnh: CNN)
Ngoài chiếc tàu ngầm, Beckerman còn tự hào về một công trình khác, pháo đài trên cây của cậu, nơi có lắp đặt tivi, máy phát thanh gắn trên tường, máy tính bàn, máy điều hòa, kệ và đèn nhấp nháy. “Chỉ còn thiếu tủ lạnh và phòng tắm là có thể sống luôn ở đây”, Beckerman nói.
Để làm được chiếc Nautilus này, Beckerman từng trải qua ba thử nghiệm trước đó với mức độ thành công khác nhau. Chiếc tàu ngầm thứ ba lặn được 1,5m, có khung từ nhựa và băng keo nên không chắc chắn bằng. Đẩy tàu là hai động cơ xe gắn máy và hai cục pin 12 Volt.