Vào mùa hè, các loại sâu bướm hoạt động mạnh mẽ. Thông thường chúng không gây hại cho con người, nhưng nếu vô tình tiếp xúc với loại côn trùng này, mọi người có thể bị mẩn ngứa, đau nhói, một số ít trường hợp có thể bị phản vệ. Hầu hết, phát ban do sâu bướm sẽ tự khỏi.
Mặc dù có gần 165.000 loài sâu bướm khác nhau trên thế giới, nhưng chỉ có 150 loại có thể gây hại cho con người. Sau đây là một số loại sâu bướm bạn nên cẩn trọng vì chúng khá nguy hiểm:
Những sợi lông trên sừng của sâu bướm yên ngựa chứa nọc độc gây kích ứng, sưng tấy và phát ban (Ảnh: ST)
Sâu bướm yên ngựa có màu sắc rực rỡ, có một cặp sừng bằng thịt ở hai đầu cơ thể với phần lưng màu xanh lá cây và có chấm ở giữa. Những sợi lông trên sừng của chúng chứa nọc độc gây kích ứng, sưng tấy và phát ban đau nhói.
Sâu bướm xanh. (Ảnh: ST).
Cơ thể màu xanh lá cây của loại sâu bướm này được bao phủ bởi các gai độc có đầu màu đen. Vì có màu xanh giống lá cây, điều này khiến chúng vô tình cọ vào loại sâu này và bị chích rất đau.
Sâu bướm hoa hồng sặc sỡ với nhiều sắc màu nhưng có chứa nọc độc. (Ảnh: ST).
Sâu bướm hoa hồng thích tán lá hoa hồng (do đó có tên của chúng), cây dương đào, cây táo, cây anh đào, cây sồi, cây dương, cây phong và cây nguyệt quế. Vẻ ngoài kỳ lạ của loại sâu bướm hoa hồng có thể thu hút sự chú ý nhưng hãy tránh xa loài sâu bướm có sừng, có sọc và có màu sắc sặc sỡ này.
Chúng rất khó bị phát hiện và màu sắc tươi sáng của chúng cảnh báo nọc độc có chứa bên trong loại sâu này.
Gai độc của sâu bướm Buck có thể gây phát ban đỏ và châm chích. (Ảnh: ST).
Những con sâu bướm màu sẫm này có các búi được bao phủ bởi gai độc gây phát ban đỏ, châm chích. Chúng xuất hiện vào mùa xuân và dễ dàng được tìm thấy trong và xung quanh cây sồi.
Sâu bướm Flannel trắng.. (Ảnh: ST).
Con sâu bướm Flannel trắng có màu đen, vàng và đỏ có những chùm lông dài mọc ra từ những gò màu vàng của nó. Những sợi lông đen dài đó không chích, nhưng những sợi lông ngắn ở gốc chùm thì có thể chích và gây hại cho da khi tiếp xúc.
Phản ứng với vết đốt của sâu bướm thường ở mức độ nhẹ. So với các vết cắn của côn trùng, sâu bướm đốt thường được đánh giá là phiền toái hơn vết muỗi đốt nhưng không nghiêm trọng bằng vết ong bắp cày.
Những búi lông mờ trên sâu bướm là thứ có thể gây phát ban. Những sợi lông nhỏ này được gọi là lông cứng. Ở một số người, những sợi lông này gây ra phản ứng dị ứng khi chạm vào da.
Các triệu chứng khi bị sâu bướm đốt có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, bao gồm:
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn, bao gồm khó thở và khó nuốt, có thể phát triển nếu bạn chạm vào mắt hoặc miệng sau khi chạm vào sâu bướm.
Triệu chứng phổ biến khi tiếp xúc với sâu bướm là phát ban. (Ảnh: ST).
Rất hiếm gặp, nhưng trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với nọc độc của sâu bướm có thể gây sốc phản vệ. Điều này gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như:
Phát ban do sâu bướm có thể dễ gây chẩn đoán nhầm lẫn với tình trạng viêm da khác như phát ban do bọ chét, muỗi đốt, ghẻ, ban đỏ, viêm da tiếp xúc,... và dẫn tới không được điều trị đúng cách.
Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán phát ban do sâu bướm. Nhưng có thể dựa vào một vài yếu tố như:
Khi bị sâu bướm đốt, để tránh hoặc hạn chế những tác động nặng nề của tình trạng phát ban, mọi người nên:
Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm mặc dù đã thực hiện các bước này hoặc da bị sưng tấy, khó thở, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý.
Khi bị sâu bướm đốt, mọi người nên loại bỏ những sợi lông chứa độc tố khỏi da và rửa sạch vùng da tiếp xúc bằng xà phòng. (Ảnh: ST).
Thông thường, chúng ta thường vô tình bị sâu bướm đốt chích. Có thể không phòng ngừa được hoàn toàn, nhưng bằng một số biện pháp sẽ hạn chế được tình trạng phát ban do sâu bướm:
Náo loạn mưa sâu róm ở Trung Quốc và sự thật bất ngờ
Kinh hoàng mạng sâu bướm khổng lồ giăng đầy khắp công viên ở Anh