Lầu Năm Góc đang phát triển dự án Siêu chiến binh Captain America như thế nào

  •  
  • 4.601

Quân sự thế giới đang tiến vào một cuộc đua nhằm nâng cao khả năng chịu đựng đau đớn cũng nhận thức của con người. Nước Mỹ cũng không nằm ngoài cuộc chơi.

Trong bài diễn từ của mình vào tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work cho rằng kẻ địch của Mỹ đang bắt đầu việc phát triển những siêu chiến binh dựa trên hình tượng Captain America. "Giờ đây kẻ thù của chúng ta, chẳng ngần ngại, đã và đang tìm cách tăng cường khả năng của con người, và điều này thực sự rất đáng lo ngại", trích lời Work. "Chúng ta phải đưa ra được những quyết định quan trọng cho dù có cảm thấy thoải mái trong việc lựa chọn hướng đi đó hay không".

Tuy rằng ông đã không cẩn trọng khi nói tới "dự án nâng cấp con người", nhưng rõ ràng nó ám chỉ đến bất cứ thể loại binh lính biến đổi sinh học nào mà có khả năng vượt trội so với những người bình thường. Hơn nữa, Work cũng chẳng hề cấm cản với những nghiên cứu và phát triển này, đơn giản đó chỉ là một câu hỏi quan trọng mà quân đội sẽ phải tự vấn.

Chẳng thể nghi ngờ là nó quan trọng, nhưng rõ ràng việc Work vờ rằng nước Mỹ chưa hề nhúng tay vào chủ đề này trong suốt lịch sử có vẻ chẳng thành thật chút nào. Hay, phải chăng, chỉ là bây giờ họ không nghiên cứu nó nữa.

Nước Mỹ chưa bao giờ tiến hành những thử nghiệm cường hóa con người?
Nước Mỹ chưa bao giờ tiến hành những thử nghiệm cường hóa con người?

Vào năm 2014, Văn phòng Nghiên cứu Dự án Phòng vệ Tiến bộ (DARPA) đã có một nước đi hiếm thấy khi lập ra một nhánh mới, Văn phòng công nghệ sinh học (BTO). Nhiệm vụ của những người điều hành mới là tập hợp lại toàn bộ những dự án nghiên cứu sinh học của DARPA lại một chỗ, với mục tiêu chính là tập trung vào việc "phục hồi và duy trì năng lực của chiến binh", theo một thông cáo báo chí công bố vào thời điểm đó.

Lời công bố bao gồm hai minh chứng cho việc DARPA sẽ thực hiện nhiệm vụ đó như thể nào. Một dự án – tên gọi là SUBNETS – nhắm tới việc "giảm gánh nặng và độ nghiêm trọng" của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Vậy rốt nó hoạt động như thế nào? Theo một câu chuyện từ năm 2013 trên tạp chí The Atlantic, một phi công chỉ cần một viên thuốc là có thể gây ra mất trí nhớ ngắn hạn sau những nhiệm vụ gây ra chấn thương tâm lý nặng nề.

Nhưng nếu quên đi mọi việc lại chính là vấn đề? Một dự án khác của DARPA, chương trình khôi phục trí nhớ (RAM), đã nghiên cứu một loại microchip có thể cấy được vào não khiến cho những người lính trải qua những tổn thương não có thể lấy lại khả năng hình thành những ký ức mới.

Thông cáo báo chí của BTO cũng nhắc đến một chương trình có tên gọi ADEPT. Với mục tiêu là khám phá ra những phương pháp "phát hiện và phòng chống những bệnh truyền nhiễm", trên mức độ cả cá nhân lẫn xã hội. Ý tưởng nằm ở việc nếu ta có thể bảo vệ binh lính khỏi một loại vũ khí sinh học, thì có thể sẽ mở rộng quy mô để ngăn chặn dịch bệnh tiếp theo. Quân đội cũng có một dự án với tên gọi ThoR, nhằm bảo vệ binh lính ngoài chiến truyến, bằng việc tìm cách "ngăn cơ thể phản ứng thái quá với lây nhiễm để có thời gian cho các cơ chế phục hồi tự nhiên hoạt động".

Một lính dù Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 4/25 đang tuần tra.
Một lính dù Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh 4/25 đang tuần tra trong khi các thành viên khác nhảy dù từ chiếc C-17 Globemaster trong một cuộc tập trận Talisman Sabre vào ngày 8/7/2015 tại Rockhampton, Úc.

Một sáng kiến khác, được gọi là chương trình biochronicity, với mục đích, một phần nào đó, "để đảo ngược quá trình lão hóa", theo lời của Joel Garreu, đối tác Future Tense của Quỹ nước Mỹ mới.

Những nỗ lực trên vốn đã diễn ra hàng thế hệ. Quay lại thời điểm kết thúc kỷ nguyên Clinton, DARPA đã bắt đầu tăng cường tập trung vào sinh học như một ranh giới tiếp theo cho việc nâng cấp tiềm năng của con ngường. Chỉ vài tháng trước những phát ngôn của Work, tạp chí The Atlantic đã chạy một chuyên đề với tên gọi "Bên trong những nỗ lực của DARPA trong việc nghiên cứu những Siêu chiến binh của tương lai", đã miêu tả cặn kẽ việc các cơ quan nghiên cứu đã thử nghiệm việc tinh chỉnh sinh hóa để tạo ra các chiến binh chết chóc hơn như thế nào.

Vào năm 1999, Michael Goldblatt, một nhà đầu tư mạo hiểm và nhà sinh vật học, đã trở thành người đứng đầu của văn phòng khoa học quốc phòng mới của DARPA. Theo báo cáo của Atlantic, Goldblatt đã tìm cách để tạo ra một loại "vắc xin cho cơn đau" mà ông cho rằng sẽ có kết quả với "10 tới 30 giây đau đớn sau đó sẽ không còn bất kì cơn đau nào trong 30 ngày sau". Nếu nó thành công, DARPA sẽ giải quyết được một nửa vấn đề - không cảm nhận được sự đau đớn sẽ chẳng có ích gì nếu ta mất quá nhiều máu. Trích tạp chí Atlantic: "Để phát triến một phương pháp ngưng chảy máu, Goldblatt đã bắt đầu một dự án mới với việc tiêm hàng triệu nam châm cực nhỏ vào trong người, nhằm ngăn chặn chảy máu tại một vùng nào đó trên cơ thể chỉ bằng một cái phẩy tay".

Lý do duy nhất để Goldblatt có thể nói về những chương trình này chính là do chúng đã được giải mật sau 10 năm. Tình hình hiện nay của nghiên cứu sinh học trong quân đội Mỹ - đôi khi được gọi là Siêu nhân học – vẫn được che đậy hoàn toàn khỏi công chúng.

Không phải chỉ là chuyện quân đội có những độc quyền nhất định trong việc đẩy năng lực con người vượt ngưỡng hiện nay. Nhìn xa hơn những gì DARPA đang kiếm tìm, vận động viên tại Mỹ có thể chạm tay tới mọi thể loại chất kích thích, giảm đau, hóc môn tăng trưởng, và vô số những chất tăng cường hiệu suất khác. Những giải đấu và các tổ chức đều cấm sử dụng chúng với lo ngại về độ tin cậy của cuộc thi. Nhưng ta đều biết những chất này có tác dụng. Thử tưởng tượng sau này, nếu thay vì ngăn chặn một cuộc chơi mất cân bằng, như những gì NFL và ủy ban Olympic quốc tế đã làm, sẽ là một cơ thể vốn được đầu tư để tạo ra sự mất cân bằng trong thi đấu. Những khuyến khích của Mỹ hay bất kỳ nước nào khác trong việc tạo ra một chiến binh với thể chất siêu cường và tinh thần bền bỉ sẽ là điều quá rõ ràng.

DARPA sẽ phải bỏ bao nhiêu công sức để thành công? Ta chẳng thể biết rõ được, nhưng nếu bạn thấy bất kỳ người biến đổi nào đi ra từ một phòng thí nghiệm như Star Labs trọng bộ phim Flash, hãy nhanh chóng mà tự cứu lấy bản thân mình.

Cập nhật: 01/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4.601