Lịch sử thế giới triệu năm thu gọn qua 5 loại thực phẩm vừa bình dân, vừa thượng đẳng

  •   52
  • 1.399

Lịch sử của thực phẩm là lịch sử phát triển của loài người. Thực phẩm đã định hình cảnh quan, văn hóa và chính trị của con người. Nhưng hệ thống lương thực hiện tại của chúng ta không bền vững và cần phải thay đổi. Dưới đây là 5 loại thực phẩm đã hình thành thế giới của chúng ta.

Con người ban đầu là thợ săn cũng như gom nhặt thức ăn. Việc thuần hóa động vật và trồng trọt đã tạo ra các cộng đồng định cư, từ đó tìm kiếm hương vị và thức ăn mới. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, thương mại lương thực chuyển từ nội địa sang kinh doanh toàn cầu, và trị giá 1,5 nghìn tỷ USD hiện nay.

Nhưng mặc dù giá trị thực phẩm giao dịch trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1995, chúng ta vẫn đang sống trong thời đại bất bình đẳng về lương thực với thái độ tương phản rõ rệt. Trong khi 850 triệu người đang đói ăn trên khắp thế giới, thì ở các nước phát triển, lương thực đã trở thành một lối sống và vấn đề chính trị phân định các nhóm xã hội.

Điều chắc chắn là phần lớn sản lượng lương thực ngày nay không bền vững và cần được đại tu toàn diện nếu chúng ta muốn nuôi sống thêm 2 tỷ người, số lượng dân cư toàn cầu sẽ gia tăng trong 30 năm tới.

1. Thịt: Thực phẩm 2,5 triệu năm tuổi

Các nhà khảo cổ học tin rằng con người thời kỳ đầu ăn trái cây, hạt và vỏ cây, thỉnh thoảng được bổ sung thịt. Bằng chứng đầu tiên về việc con người sử dụng các công cụ để cắt và chế biến thịt đã có niên đại cách đây hơn 2,6 triệu năm.

Động vật đầu tiên được thuần hóa để làm thực phẩm được cho là cừu ở Tây Nam Á cách đây 13.000 năm. Dê có thể được thuần hóa khoảng 3.000 năm sau đó. Bảo quản thịt là một kỹ năng học được ngay sau đó, khi một phần thịt bò 2.500 năm tuổi ở Trung Quốc được phát hiện đã chứng thực điều này.

2. Ngũ cốc: Khởi đầu của nông nghiệp

Lúa mì

Những con người đầu tiên ăn hạt từ cỏ hoang dã và việc trồng ngũ cốc được cho là đã bắt đầu độc lập ở các vùng khác nhau trên thế giới khoảng 12.000 năm trước. Lúa mì được cho là loại ngũ cốc được trồng đầu tiên.

Lúa nước đã bắt đầu được trồng cách cách đây khoảng 8.000 năm ở Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù các giống lúa hoang dã đã được tiêu thụ từ rất lâu trước đó. Việc canh tác ban đầu chỉ cho năng suất thấp, nhưng 10.000 năm trước, thành phố Jericho là một trong những thị trấn đầu tiên phát triển thịnh vượng nhờ trồng ngũ cốc.

3. Gia vị: Sự toàn cầu hóa của hương vị

Không ai chắc chắn việc buôn bán gia vị bắt đầu từ khi nào, nhưng nó đã được hình thành từ 4.000 năm trước với quế từ Sri Lanka và quế từ Trung Quốc được bán bởi các thương gia ở Trung Đông.

Thương mại trong thời kỳ Đế chế La Mã đã được một chuyên gia mô tả là sự ra đời của toàn cầu hóa, với sự ra đời của Lộ trình gia vị. Con người và ý tưởng đã đi theo những tuyến đường này cho đến thời Trung cổ, giúp hình thành thế giới hiện đại của chúng ta.

4. Khoai tây: Thực phẩm toàn cầu đầu tiên?

Khoai tây

Mặc dù được cho là tiến hóa từ một loại củ độc, nhưng khoai tây lần đầu tiên được trồng ở dãy Andes của Peru cách đây 10.000 năm. Sau khi được đưa đến châu Âu vào những năm 1500, nó đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới để trở thành một loại thực phẩm toàn cầu.

Trung Quốc, Ấn Độ và Ukraine là những quốc gia trồng nhiều khoai tây nhất hiện nay và nó hiện là một phần quen thuộc trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người trên toàn cầu. Thậm chí, nó còn là nguồn gốc của một mối thù lâu dài giữa Pháp và Bỉ về việc ai là người phát minh ra món khoai tây chiên.

5. Quả bơ: Biểu tượng của ăn uống thời thượng

Được ca ngợi là một loại siêu thực phẩm, nhờ chứa nhiều chất béo không bão hòa lành mạnh, quả bơ trở nên có giá trị đến mức những người lính có vũ trang bảo vệ “vàng xanh” ở Mexico và các băng nhóm tội phạm coi loại quả này là một sản phẩm sinh lợi như thuốc phiện.

Do sự phổ biến của bánh mì nướng bơ, loại trái cây này ngày nay đồng nghĩa với văn hóa hipster. Nhưng các nhà môi trường cho biết một gói gồm hai quả bơ có lượng khí thải carbon là 850g CO2 - gấp đôi so với một kg chuối.

Cập nhật: 01/12/2020 Theo Tổ Quốc
  • 52
  • 1.399