Hóa thạch của loài chim này đã được tìm thấy tại một địa điểm có nhiều hóa thạch nổi tiếng của New Zealand. Phát hiện này đã thay đổi những gì chúng ta biết về sự tiến hóa của những con chim khổng lồ bay xuyên biển.
Được đặt theo tên Ruth, vợ của nhà cổ sinh vật học nghiệp dư, người lần đầu tiên phát hiện ra bộ xương vào năm ngoái, Protodontopteryx ruthae là một hóa thạch 62 triệu năm được tìm thấy ở Waipara, một địa điểm của các mỏ đá biển đã cung cấp một số hóa thạch trong những năm gần đây, bao gồm bốn loài chim cánh cụt khổng lồ khác và Crossvallia waiparensis cao 1,6 mét.
Hình ảnh phác hoạ loài chim cổ nhất thế giới.
Hậu duệ của Protodontopteryx, một loài chim trong họ Pelagornithids, là một trong những loài chim biết bay lớn nhất từng bay trên bầu trời. Với sải cánh dài hơn 5 mét cho phép chúng bay qua những khoảng cách dài trên đại dương, trong khi những cái mỏ giống như kim của chúng được sử dụng để bắt những con mồi có thân mềm như mực.
Nhưng Protodontopteryx mới được phát hiện lại có kích thước nhỏ hơn, chỉ có thể bao phủ khoảng cách ngắn và có hàm răng rộng tiến hóa để bắt cá.
"Mặc dù loài chim này tương đối nhỏ, nhưng tác động của việc phát hiện ra nó rất có ý nghĩa trong sự hiểu biết của chúng ta về gia đình này. Cho đến khi chúng tôi tìm thấy bộ xương, tất cả các loài pelagornithids thực sự đã được tìm thấy ở Bắc bán cầu, vì vậy mọi người đều nghĩ rằng chúng đã tiến hóa ở đó”, giáo sư Paul Scofield cho biết.
"New Zealand là một nơi rất khác biệt khi Protodontoperyx ở trên bầu trời. Nó có khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ nước biển khoảng 25 độ", ông nói thêm.
Các đặc điểm xương bất ngờ của Protodontoperyx hiện giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu rõ hơn về cách mà những con chim bí ẩn này xuất hiện.