Loại hạt giàu omega-3 hơn nhiều loại cá béo, được ví là ''siêu thực phẩm'' ngừa ung thư hiệu quả

Công dụng của hạt lanh
  •  
  • 498

Có nhiều người vẫn chưa biết đến tên cũng như công dụng của loạt hạt nhỏ nhưng có võ này.

Ngoài hạt mè, Việt Nam còn có một loại hạt nhỏ khác được ví như ''siêu thực phẩm'' có ích cho sức khỏe của con người. Đó chính là hạt lanh. 

Hạt lanh có tên tiếng anh là Flaxseeds, là hạt giống từ cây Linum usitatissimum (lanh). Canh lanh có hình dáng như một ngọn giáo dài từ 1 - 3cm, có lá mọc so le. So với hạt mè, hạt lanh lớn hơn, có hình trái xoan giống hạt bí đỏ. Vỏ của loại hạt này cứng, trơn và có màu vàng đậm hoặc đỏ nâu.

Cây lanh được tìm thấy nhiều ở khu vực châu Âu, từ xa xưa đã được sử dụng để nấu nướng, dệt vải và chữa bệnh. Đến thế kỷ 17, loại hạt này được được trồng ở Canada và châu Mỹ. Giờ đây, chúng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hạt lanh có vị ngọt nhẹ, khá giòn. Trong loại hạt này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào giúp tăng cường sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia khoa học, trong hạt lanh có chứa các chất dinh dưỡng đáng chú ý như: Chất xơ, chất chống oxy hóa, protein, Lignans và các axit béo không bão hòa đa như axit béo omega-3 hoặc axit alpha-linolenic (ALA). Trong đó, lương omega-3 trong loại hạt này được cho là nhiều hơn cá hồi, giúp phòng ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Hạ đường huyết

Tiêu thụ hạt lạnh giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể. 
Tiêu thụ hạt lạnh giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể.

Lợi ích đầu tiên của việc tiêu thụ hạt lanh được các chuyên gia chỉ ra chính là kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Loại hạt này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng đề kháng insulin, yếu tố chính gây nên tiểu đường tuýp 2 nhờ lượng chất xơ dồi dào, từ đó làm chậm quá trình hấp thu thức ăn, ngăn việc hấp thu nhanh carbohydrate làm tăng đường huyết.

Ngoài ra, hạt lanh còn có công dụng giảm huyết áp tự nhiên cho con người xuống 2 mmHg. Điều này đã được các nghiên cứu khoa học chỉ ra là có thể giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ đến 14% và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành đến 6%.

Ngừa ung thư

Trong hạt lanh, các nhà khoa học đã tìm ra các hợp chất chống ung thư như: Lượng lignan cao gấp 800 lần so với nhiều loại thực vật, polyphenol,... Theo đó, lignan có khả năng chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và cải thiện sức khỏe. Còn polyphenol có tác dụng kiểm soát một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Việc ăn hạt lanh cũng được chỉ ra là có khả năng thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố, tốt cho sức khỏe của phụ nữ.

Giảm mức cholesterol

Như đã nói, hàm lượng omega-3 trong hạt lanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại hạt này còn rất giàu acid béo phytosterol có khả năng cạnh tranh hấp thu với cholesterol ở ống tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả.

Hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả
Hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng

Công dụng tiếp theo của hạt lanh chính là giảm cân. Theo các chuyên gia, loại hạt này có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, táo bón. Chưa hết, choline trong hạt lanh sẽ phát huy vai trò cải thiện chức năng của não.

Làm đẹp da và tóc

Chất béo ALA trong hạt lanh đã được chứng nhận trong nhiều nghiên cứu tại các trung tâm khoa học tại Pháp là có khả năng cung cấp các axit béo thiết yếu cũng như các loại vitamin nhóm B. Những chất này sẽ hỗ trợ làm giảm khô, bong tróc da và giúp mái tóc của chị em thêm mượt mà, chắc khỏe.

Chất béo ALA trong hạt lanh  có khả năng cung cấp các axit béo thiết yếu
Chất béo ALA trong hạt lanh  có khả năng cung cấp các axit béo thiết yếu cũng như các loại vitamin nhóm B.

Các cách chế biến hạt lanh

Hạt lanh có vị ngọt nên rất dễ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một vài cách chế biến hạt lanh mà bạn có thể lựa chọn cho các bữa ăn của bản thân và gia đình:

  • Xay sinh tố: Bạn có thể thêm một hoặc hai thìa bột hạt lanh xay vào sinh tố hoặc thức uống lắc.
  • Hạt lanh nướng: Hãy cho loại hạt này vào nướng với các loại bánh ngọt, bánh mặn để tăng cường dinh dưỡng và hương vị cho món ăn.
  • Làm salad: Rưới một ít dầu hạt lanh lên các loại rau đã rang hoặc thêm hạt cắt nhỏ để làm lớp phủ cuối cùng.
  • Đồ ăn nhẹ: Dầu hạt lanh có thể được rắc lên một số món ăn nhẹ như: Bỏng ngô, bánh quy hoặc khoai tây chiên.

Hạt lanh có vị ngọt nên rất dễ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Hạt lanh có vị ngọt nên rất dễ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Lưu ý khi dùng hạt lanh

Hạt lanh có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe nhưng bạn vẫn nên ghi nhớ một vài lưu ý khi sử dụng loại hạt này:

  • Hạt lanh có lớp vỏ cứng, dễ gây khó khăn khi ăn và tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên xay nhỏ hoặc dùng hạt lanh xay sẵn.
  • Nên uống nhiều nước để việc tiêu hóa hạt lanh dễ dàng hơn.
  • Không dùng hạt lanh sống hoặc chưa được chín kỹ.

Người đang sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc trị rối loạn mỡ máu, thuốc kháng đông, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai, người bị ung thư vú, dị ứng với hạt lanh không nên dùng hạt lanh.

Cập nhật: 18/07/2024 ĐSPL
  • 498