Loài sói vùng Alaska bắt đầu tuyệt chủng từ 12,000 năm trước

  •  
  • 1.727

Danh Phương

Loài sói xám cổ xưa vùng Alaska đã bắt đầu tuyệt chủng vào khoảng 12,000 năm trước, còn loài sói vùng Alaska ngày nay không phải là dòng giống con cháu của chúng mà là của những loài phụ khác, một nhóm khoa học gia quốc tế báo cáo hôm 3 tháng 7 trong xuất bản được in trong tờ Current Biology (Sinh Vật học Ngày Nay).

Các khoa học gia đã phân tích mẫu DNA, kiểm tra cách tính niên đại bằng carbon 14 và nghiên cứu thành phần cấu tạo chất hóa học của những con sói thời xa xưa tại Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Lịch Sử Tự Nhiên tại Smithsonian. Sau đó họ đã so sánh kết quả với những con sói ngày nay và nhận thấy rằng hai kết quả hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền.

Blaire Van Valkenburgh, giáo sư khoa Sinh Thái Học Và Sinh Vật Học Tiến Hóa Trường Đại Học California (UCLA) – Los Angeles, người đạt giải thưởng giảng dạy xuất sắc thuộc trường Đại học UCLA, đồng tác giả nghiên cứu phát biểu: “Những con sói xám thời xa xưa vùng Alaska tất cả đều giống nhau hơn so với bất kỳ con sói nào ở vùng Á- Âu và vùng Nam Mỹ ngày nay.”

(Ảnh: Picturethis.pnl.gov)
Cuộc nghiên cứu do Quỹ Tài Trợ Khoa Học Quốc Gia thuộc chính quyền liên bang cấp ngân sách.

"Những con sói xám thời xa xưa sống liên tục ở vùng Alaska từ ít nhất 45,000 năm trước đây – hoặc giả là trước đó nữa, nhưng cách tính niên đại bằng carbon 14 không cho phép sự kiến lập có từ sớm hơn – cho đến khoảng 12,000 năm trước đây", bà Van Valkenburgh nói.

Kích cỡ của những con sói xám thời xa xưa không khác biệt nhiều so với những con sói vùng Alaska ngày nay, mặc dù nanh và và các cơ hàm khỏe mạnh có phần lớn hơn. Chúng có thể giết chết những con bò rừng bizon to lớn.

"Những con sói ngày xưa đã từng phải chịu nhiều cảnh gãy răng và mẻ răng", bà nói.

Bà cũng đã nghiên cứu những mảnh răng bị mẻ ở những động vật cổ xưa tại Los Angeles' Rancho La Brea Tar Pits và ở những con sư tử, báo, puma và những con sói cổ xưa nữa. Những loài động vật có vú to lớn cổ xưa thường xuyên bị gãy răng khi chúng ăn, việc nhai luôn xương con mồi cũng thường xuyên hơn so với những động vật có vú giống hệt ngày nay. Tại sao vậy?

“Vì chúng đói, có chuyện như thế này có lẽ vì rất khó bắt và giữ được con mồi khi có nhiều sự tranh giành và cướp mồi trong số những động vật ăn thịt, buộc chúng phải ăn thật vội. Có lẽ vì chúng đang sống trong quần thể quá đông đúc mà thậm chí chúng ta khó có thể tưởng tượng được, cùng với các cuộc chạm trán xảy ra giữa các loài ăn thịt với nhau” Van Valkenburgh cho biết.

Loài mèo răng kiếm và các loài động vật có vú to lớn khác đã trở nên bị tuyệt chủng vào khoảng 10.000 đến 11.000 năm trước đây khi con mồi của chúng đã không xuất hiện nữa do nhiều nhân tố, kể cả sự săn bắn của con người và sự ấm dần mang đầy kịch tính của địa cầu vào cuối thuộc kỷ Pleitoxen.

Trước khi cuộc nghiên cứu mới này bắt đầu, người ta không biết rằng loài sói xám vùng Alaska và ở những vùng khác có nguồn gốc từ loài sói xám cổ xưa có ngao du đây đó vào thuộc kỷ Pleitoxen hay không hay là sự tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng đã hiện diện ở loài sói xám từ phía bắc vùng Bắc Mỹ.

Cuộc nghiên cứu có hàm ý gì về việc ngày nay địa cầu đang ấm dần lên không?

“Khi sự thay đổi môi trường diễn ra quá nhanh, các động vật không thể thích nghi kịp, đặc biệt là khi có quá ít chổ để cho chúng di dời làm nơi chen chân trú ngụ; đó là khi chúng có khuynh hướng đi đến sự diệt vong, vào cuối kỷ Pleitoxen, lúc đó khí hậu thay đổi rất nhanh.” Van Valkenburgh nói

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 1.727